Giáo dục lý tưởng cách mạng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã nêu lên ba vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó vấn đề trọng tâm xuyên suốt và cấp bách nhất là: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng...".Cho rằng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là biểu hiện về sự phai nhạt lý tưởng, vậy thì, khắc phục tình trạng đó, về công tác giáo dục chính trị tư tưởng vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng phải được coi là giải pháp quan trọng.Trong Điều lệ Đảng hiện hành ở chương I, điều 2 khoản 1 có quy định nhiệm vụ hàng đầu của đảng viên là "Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng...", nhưng hiện nay còn có sự hiểu biết rất khác nhau.Lý tưởng nêu trong Điều lệ...
Cho rằng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là biểu hiện về sự phai nhạt lý tưởng, vậy thì, khắc phục tình trạng đó, về công tác giáo dục chính trị tư tưởng vấn đề giáo dục lý tưởng cách mạng phải được coi là giải pháp quan trọng.
Trong Điều lệ Đảng hiện hành ở chương I, điều 2 khoản 1 có quy định nhiệm vụ hàng đầu của đảng viên là “Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng…”, nhưng hiện nay còn có sự hiểu biết rất khác nhau.
Lý tưởng nêu trong Điều lệ Đảng không phải theo nghĩa thông thường mà là lý tưởng cách mạng, là mục đích của Đảng.
Có người hiểu về mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người. Hiểu như vậy chỉ đúng một phần.
Mục đích của Đảng nêu trong Điều lệ Đảng, ngoài phần đó còn nêu tiếp theo hai phần. Đó là thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Lý tưởng cách mạng của Đảng là lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa.
Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa có ba mặt:
Một là, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về xã hội là “Lanh-téc-na-xi-ô-nan-lờ” (L’Internationale) một xã hội tương lai, như nêu trong bài Quốc tế ca tức là một xã hội không còn phân ranh giới quốc gia, không còn người bóc lột người, không còn phân chia giai cấp. Đó là một thế giới đại đồng Cộng sản chủ nghĩa có nền kinh tế phát triển với năng suất lao động rất cao, dựa vào lực lượng lao động có ý thức về làm chủ xã hội, lao động tự giác, sáng tạo, có kỷ luật, có kỹ thuật hiện đại, với thời gian làm việc theo nghĩa vụ được giảm dần. Khi không còn phân chia giai cấp thì nhà nước tự tiêu vong. Do của cải làm ra rất dồi dào lại không còn phải chi phí lớn để nuôi bộ máy Nhà nước, các lực lượng vũ trang… nên đủ sức thực hiện ước mơ của con người là được làm việc theo năng lực, theo sở trường và được phân phối theo nhu cầu. Đó là một thế giới đại đồng mà con người sống chỉ biết thương yêu giúp đỡ nhau và không còn phải phục tùng một quyền lực nào khác ngoài tự giác phục tùng một quyền lực duy nhất là lẽ phải.
Đến đây, mới bắt đầu trang sử về con người thật sự là Người.
Hai là, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về đạo đức là đạo đức ở trình độ cao được hình thành trên cơ sở đạo đức làm người.
Việt Nam ta có tiếng gọi “con người” thật hay, trong đó, có “con” và “người”. “Người” từ “con” mà ra. Trong con người vừa có thú tính và nhân tính. Là “con” hễ đói, thấy có gì ăn được là ăn, đó là thú tính. Về “Người” thì khác với thú. Đói nhưng không phải ai cho gì, cho cách nào cũng ăn. Trong quan hệ nam nữ vợ chồng không chỉ là quan hệ về tình dục mà còn có quan hệ về tâm lý, tình cảm, chí hướng, còn phải sống chung thủy, có nghĩa, có tình… Sống không phải là sợ chết mà còn phải biết chết vinh hơn sống nhục… Đạo đức làm người có nhiều mặt nhưng trước hết là tu dưỡng để nhân tính vượt qua thú tính.
Phải từ việc xây dựng vững chắc nền tảng đạo đức làm người mà tu dưỡng để có phẩm chất đạo đức người chiến sĩ đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Đó là đạo đức về chủ nghĩa tập thể, tinh thần tương trợ đồng chí, chủ nghĩa quốc tế, lòng yêu người, ý thức cao cả về nghĩa vụ xã hội, lòng chân thật, tính khiêm tốn… Đại phúc cho chúng ta là có Bác Hồ đã nêu tấm gương vô cùng sáng đẹp về lý tưởng đạo đức cách mạng cao cả, chúng ta cần cố sức học tập và làm theo.
Ba là, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa về thẩm mỹ là một giai đoạn cao nhất và mới về chất trong sự phát triển thẩm mỹ của loài người. Cơ sở của lý tưởng thẩm mỹ ấy là sự phát triển toàn diện và hoàn chỉnh về sức sáng tạo của mỗi người, kết hợp trong mình một cách hài hòa sự phong phú về tinh thần, sự trong sạch về đạo đức và hoàn thiện về thể chất. Đó là quan niệm về vẻ đẹp mang tính nhân văn, vẻ đẹp về nhân cách, vẻ đẹp về quan hệ giữa con người với thiên nhiên, về tính cách của con người thật sự là Người. Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập trung nhất ở hình tượng nghệ thuật được sáng tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật.
Con đường đi đến một thế giới đại đồng cộng sản chủ nghĩa còn rất xa, nhưng có đi ắt sẽ đến. Theo con đường đó, Bác Hồ đã nêu sáu chữ: độc lập, tự do, hạnh phúc, với chủ nghĩa quốc tế: bốn phương vô sản đều là anh em. Đảng cũng đề ra cương lĩnh về thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đi theo hướng đó, nước đã được độc lập thống nhất, dân có quyền làm chủ, đã hết đói, giảm nghèo, đời sống và vật chất văn hóa ngày được nâng cao; xã hội ngày càng đổi mới theo hướng dân chủ, công bằng, văn minh.
Chúng ta cần phải nghiên cứu, dày công suy nghĩ về lý tưởng Cộng sản chủ nghĩa để hiểu đúng, hiểu được sâu sắc.
Có hiểu đúng, hiểu sâu sắc về mục đích lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mới có lập trường chính trị kiên định là giữ vững độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Có thật sự tự hào về người cộng sản là người có lý tưởng cao đẹp mới biết giữ cho mình tránh được những vi phạm về đạo đức, lối sống thấp hèn xấu xa.
Theo Nhandan
Ý kiến ()