LSO-“Câu chuyện trăm trứng” hay truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con; 50 người con lên rừng khai sơn phá thạch, 50 người con xuống đồng bằng lấn biển lập ấp. Con trưởng lên làm vua, xưng hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Học sinh trường THCS thị trấn Thất Khê tham quan phòng trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí MinhĐó là câu chuyện mà mỗi chúng ta được nghe, được đọc từ khi bước chân tới trường. Đó cũng là câu chuyện thần thoại đầu tiên giải thích về hai chữ “đồng bào”. Ấy vậy mà nhiều người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay, tuy rất thông thạo ngoại ngữ, tin học và sành các chuyện kim cổ đông - tây, nhưng lại không nhớ ngày Giỗ tổ Hùng Vương; có người tốt nghiệp đại học, thậm chí đến thạc sĩ…vẫn không cắt nghĩa được hai chữ “đồng bào”. Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập với thế giới, với quan điểm “hòa nhập chứ không hòa tan”, Đảng ta rất quan tâm đến việc giữ...
LSO-“Câu chuyện trăm trứng” hay truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con; 50 người con lên rừng khai sơn phá thạch, 50 người con xuống đồng bằng lấn biển lập ấp. Con trưởng lên làm vua, xưng hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
|
Học sinh trường THCS thị trấn Thất Khê tham quan phòng trưng bày các hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Đó là câu chuyện mà mỗi chúng ta được nghe, được đọc từ khi bước chân tới trường. Đó cũng là câu chuyện thần thoại đầu tiên giải thích về hai chữ “đồng bào”. Ấy vậy mà nhiều người, nhất là thế hệ trẻ ngày nay, tuy rất thông thạo ngoại ngữ, tin học và sành các chuyện kim cổ đông – tây, nhưng lại không nhớ ngày Giỗ tổ Hùng Vương; có người tốt nghiệp đại học, thậm chí đến thạc sĩ…vẫn không cắt nghĩa được hai chữ “đồng bào”. Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập với thế giới, với quan điểm “hòa nhập chứ không hòa tan”, Đảng ta rất quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Bởi một lẽ tự nhiên mà lịch sử đã chứng minh: căn nguyên sâu xa khiến dân tộc ta vượt qua bao khó khăn thử thách của thiên tai, địch họa, có được những chiến thắng kỳ diệu, chính là đã ý thức cao về cội nguồn dân tộc, về đất nước, đồng bào. Khi có được điều đó, sự đoàn kết dân tộc sẽ phát huy mọi nỗ lực của cá nhân để giữ gìn những giá trị truyền thống, chống lại sự “ nô dịch” hóa về văn hóa. Đồng thời từng cá nhân, cộng đồng, qua các thế hệ cùng nhau bồi đắp làm cho truyền thống của dân tộc trở thành những giá trị vĩnh hằng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chiến thắng của Việt Nam trước các thế lực đế quốc hùng mạnh, sự trường tồn của dân tộc qua hơn 4000 năm, suy cho cùng chính là sự chiến thắng và trường tồn của nền văn hóa Việt Nam. Trong việc chống lại diễn biến hòa bình của các lực lượng thù địch, việc giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, bản lĩnh dân tộc; để trong bất cứ hoàn cảnh nào, tại bất cứ đâu, thế hệ trẻ vẫn chứng tỏ được mình là người dân Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời. Trong bối cảnh hội nhập sâu với thế giới, nhiều thứ có thể biến thành “của chung” trong khu vực hoặc toàn thế giới, thì khác biệt lớn nhất chính là cội nguồn dân tộc, là văn hóa dân tộc. Năm 1941, ngay sau khi về nước lãnh đạo cách mạng, trong muôn vàn công việc cần giải quyết, Bác Hồ vẫn quan tâm đến công tác tuyên truyền giáo dục về lịch sử nước nhà cho nhân dân. Bài “Việt Nam Quốc sử diễn ca” ra đời với mục đích “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” làm cho người dân tường tận lịch sử, khơi dậy tự hào dân tộc- “liều thuốc” đặc biệt để tăng cường đoàn kết đánh đuổi thực dân đế quốc, đặng giành lại độc lập cho nước nhà. Ngày 23/3/2007, Quốc hội đã có Nghị quyết cho người lao động được nghỉ 1 ngày vào Quốc lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch. Thật ra, ngay từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh quy định ngày Giỗ tổ Hùng Vương là một trong những ngày kỷ niệm lịch sử và viên chức được nghỉ 1 ngày; tuy nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nên việc đó phải gác lại. Thêm 1 ngày nghỉ lễ, không chỉ thêm một ngày người lao động được nghỉ ngơi mà là dịp để mọi người cùng hướng về đất Tổ, cùng nhau làm ngày giỗ chung của toàn dân tộc; để cảm nhận sự thiêng liêng của “bọc trăm trứng” mà cùng nhau đoàn kết, thương yêu, chung tay xây dựng cơ đồ mà Vua Hùng đã để lại. Đã có nhiều cuộc hội thảo của ngành GD về giáo trình, lượng kiến thức và phương pháp giảng dạy môn lịch sử, làm sao để thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước ý thức rõ ràng về nguồn cội của mình. Thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ có lợi cho việc dạy và học môn lịch sử. Song xem ra, vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể. Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao cùng với các môn Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, ngành GD lại không “mặc định” môn Lịch sử là 1 trong 6 môn thi tốt nghiệp bắt buộc hằng năm? Nếu được như vậy, chắc chắn việc dạy sẽ khác và cách thức học sẽ khác.
Là con người phải nắm được gốc gác tổ tông của mình. “Dù ai đi đâu về đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày Giỗ Tổ”- Đó mới là diễm phúc lớn của dân tộc.
Trần Kim
Ý kiến ()