LSO-Năm 2011 được coi là một năm khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng. Để cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 21 về giãn thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.Sản xuất nước uống tinh khiết tại Công ty TNHH Thanh ThủyNhận được thông tin giãn thuế, anh Vũ Phong Quyết, Giám đốc Công ty TNHH Quyết Thắng (Cao Lộc) không giấu nổi niềm xúc động, anh cho biết, trong những ngày qua giá điện, xăng dầu tăng đã làm chi phí đầu vào sản xuất tăng cao, từ đó tác động xấu đến sản xuất. Do lượng vốn phải bỏ ra lớn một số tổ máy phải ngừng hoạt động. Ngay sau khi có Quyết định 21/2011/ QĐ-TTg ngày 6/4/2011, về hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó đáng kể nhất là giãn thuế cho các doanh nghiệp. Nếu sản xuất hết công suất máy công ty anh có thể được giãn thuế hàng tỷ đồng, đây là một khoản tiền lớn để tái đầu...
LSO-Năm 2011 được coi là một năm khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Giá cả đầu vào sản xuất tăng cao, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng. Để cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 21 về giãn thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
|
Sản xuất nước uống tinh khiết tại Công ty TNHH Thanh Thủy |
Nhận được thông tin giãn thuế, anh Vũ Phong Quyết, Giám đốc Công ty TNHH Quyết Thắng (Cao Lộc) không giấu nổi niềm xúc động, anh cho biết, trong những ngày qua giá điện, xăng dầu tăng đã làm chi phí đầu vào sản xuất tăng cao, từ đó tác động xấu đến sản xuất. Do lượng vốn phải bỏ ra lớn một số tổ máy phải ngừng hoạt động. Ngay sau khi có Quyết định 21/2011/ QĐ-TTg ngày 6/4/2011, về hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong đó đáng kể nhất là giãn thuế cho các doanh nghiệp. Nếu sản xuất hết công suất máy công ty anh có thể được giãn thuế hàng tỷ đồng, đây là một khoản tiền lớn để tái đầu tư sản xuất mở rộng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Lạng Sơn hiện có 1.255 doanh nghiệp hoạt động, trong đó chiếm phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi năm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp ngân sách khoảng 1/4 số thu nội địa, tầm trên dưới 200 tỷ đồng. Với một tỉnh miền núi biên giới đây là một con số khá lớn. Chính sách giãn thuế, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có hàng trăm tỷ đồng để đầu tư vào sản xuất vượt qua khó khăn. Theo Quyết định 21 số thuế giãn sẽ được tính vào hàng quý và quyết toán cả năm, như vậy doanh nghiệp càng có điều kiện tiết kiệm chi phí đầu tư để sản xuất. Khi giữ ổn định cho doanh nghiệp thì hàng loạt các vấn đề lao động việc làm, an sinh xã hội cũng được quan tâm. Đặc biệt với Lạng Sơn, doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung đầu tư sản xuất trực tiếp và làm dịch vụ xuất nhập khẩu những mặt hàng nông sản, hàng cư dân biên giới nên cơ bản được giãn thuế. Đây thực sự là niềm vui kép. Trước đây Chính phủ cũng có quyết định ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp trực tiếp đầu tư vào Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn. Tại buổi gặp mặt các doanh nghiệp trên địa bàn, ông Hứa Thanh Hà, Cục trưởng Cục thuế Lạng Sơn cho biết, việc giãn thuế sẽ là một khó khăn cho công tác thu khi mà dự toán không có điều chỉnh. Tuy nhiên đây thực sự là chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất, an sinh xã hội, vì vậy ngành thuế sẽ tích cực hưởng ứng, đưa chính sách đến với cộng đồng doanh nghiệp một cách nhanh nhất để cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn cơ bản nhất là vốn cho đầu tư sản xuất. Hiện nay lãi suất tăng cao nên đầu tư cho sản xuất thấp đi, đa phần các doanh nghiệp làm ăn cầm chừng, thăm dò thị trường. Doanh nghiệp chỉ dám nhập nguyên liệu đầu vào đủ cho sản xuất vì lo giá cả biến động, chính sách giãn thuế sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng lãi suất, không phải hạch toán lãi trên cùng đơn vị sản phẩm, điều này sẽ trực tiếp tác động đến đời sống của công nhân, của doanh nghiệp, duy trì sản xuất để bình ổn thị trường. Ông Trịnh Khải, Giám đốc Công ty TNHH Khai Nga cho biết, giá mặt hàng trực tiếp cho sản xuất như sắt thép, xăng dầu tăng sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất, nhưng nay vấn đề ấy đã được giải quyết khi công ty được giãn một khoản thuế, và đây thực sự là chính sách thiết thực của Chính phủ cùng doanh nghiệp vượt khó. Ngoài việc giãn thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Chính phủ cũng khuyến khích đầu tư sản xuất tạo công ăn việc làm góp phần an sinh xã hội. Một lần nữa Chính phủ lại chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng giá cả trên phạm vi toàn cầu.
Để đối phó với lạm phát, năm 2000 Chính phủ đã thực hiện giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Qua đó các doanh nghiệp Lạng Sơn đã đứng vững. Lần này, tin rằng lại một lần nữa doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lạng Sơn lại đứng vững đi lên.
Đông Bắc
Ý kiến ()