Giảm tổn thất sau khai thác thủy sản
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm ngành thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt gần 5,2 triệu tấn thủy, hải sản. Trong đó, khai thác đạt 2,2 triệu tấn, nuôi trồng gần ba triệu tấn. Mặc dù đạt sản lượng cao, nhưng tỷ lệ thất thoát sau nuôi trồng, khai thác thủy sản vẫn khá lớn. Nhất là trong lĩnh vực khai thác, đánh bắt trên biển, ước tính mỗi năm thất thoát từ 20 đến 30% tổng sản lượng khai thác, tức hơn 400 nghìn tấn với trị giá hàng nghìn tỷ đồng.Nguyên nhân chính do số lượng tàu khai thác, đánh bắt cá trên biển nhiều, nhưng chủ yếu là tàu công suất nhỏ, thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, chủ yếu sử dụng nước đá cây, cho nên không đủ độ lạnh cần thiết. Hiện cả nước có gần 130 nghìn tàu cá các loại, nhưng tàu lắp máy công suất từ 90 CV trở lên có khả năng đánh bắt xa bờ chỉ chiếm gần 20%. Việc phân loại sản phẩm sau đánh bắt trên tàu chỉ thực hiện đối với các loại thủy sản...
Nguyên nhân chính do số lượng tàu khai thác, đánh bắt cá trên biển nhiều, nhưng chủ yếu là tàu công suất nhỏ, thiếu các thiết bị bảo quản sản phẩm sau khai thác, chủ yếu sử dụng nước đá cây, cho nên không đủ độ lạnh cần thiết. Hiện cả nước có gần 130 nghìn tàu cá các loại, nhưng tàu lắp máy công suất từ 90 CV trở lên có khả năng đánh bắt xa bờ chỉ chiếm gần 20%. Việc phân loại sản phẩm sau đánh bắt trên tàu chỉ thực hiện đối với các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu, và chỉ ở những tàu công suất lớn. Quy trình khai thác, đánh bắt thủy, hải sản thường không ổn định, tàu cá trúng đàn vào bờ sớm, rút ngắn thời gian bám ngư trường và ngược lại không trúng đàn thì kéo dài thời gian đi biển, làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm đã khai thác.
Sản phẩm thủy, hải sản là đồ “tươi sống” dễ hư hỏng sau đánh bắt do thay đổi môi trường, vì vậy để tăng sản lượng, bảo đảm chất lượng, giảm đến mức thấp nhất tổn thất sau khai thác, cần xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo quản, sơ chế sản phẩm thủy sản trên các tàu cá. Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các quy trình, quy phạm kỹ thuật về sơ chế, bảo quản sản phẩm thủy sản trên biển, cũng như xây dựng quy trình khai thác thủy sản. Tổ chức lại sản xuất, tăng cường chất lượng hoạt động dự báo ngư trường, khai thác thủy, hải sản theo mùa vụ. Tiếp tục đầu tư, nhân rộng các mô hình “tổ đội đoàn kết trên biển” để hỗ trợ nhau trong vận chuyển sản phẩm, cung cấp nguyên, nhiên liệu, kết hợp tàu khai thác với tàu thu gom, vận chuyển; giữa tàu mẹ và tàu con; giữa chủ tàu khai thác với các tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm thời gian cho tàu cá bám biển dài ngày, nhưng lại rút ngắn thời gian lưu giữ sản phẩm trên tàu. Mở rộng, xây mới các khu dịch vụ hậu cần nghề cá với hệ thống kho lạnh bảo đảm tiếp nhận xử lý, lưu giữ sản phẩm dài ngày.
Mặt khác, cần tăng cường tuyên truyền và đẩy mạnh triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 2-12-2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản cũng như các chính sách hỗ trợ ngư dân.
Theo Nhandan
Ý kiến ()