Nằm trong chương trình giám sát của Quốc hội năm 2010, ngày 2-8, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH làm trưởng đoàn bắt đầu làm việc với sáu bộ, ngành gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.Trong ba ngày làm việc, đoàn giám sát nghe các bộ, ngành báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; những thuận lợi và khó khăn của công tác này. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục để thực hiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Thời gian qua, Đoàn...
Nằm trong chương trình giám sát của Quốc hội năm 2010, ngày 2-8, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH làm trưởng đoàn bắt đầu làm việc với sáu bộ, ngành gồm: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.
Trong ba ngày làm việc, đoàn giám sát nghe các bộ, ngành báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc đưa người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; những thuận lợi và khó khăn của công tác này. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục để thực hiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Thời gian qua, Đoàn giám sát của UBTVQH đã làm việc tại một số địa phương. Theo kết quả sơ bộ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng đạt kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập cần tập trung giải quyết. Đó là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị tham gia tuyển dụng và đưa người đi làm việc tại nước ngoài; tình trạng “chi phí ngầm” còn xảy ra ở nhiều nơi; nhất là, hiện tượng lừa đảo, cò mồi, gây thiệt hại cho người lao động và ảnh hưởng uy tín của lao động Việt Nam chưa được giải quyết triệt để.
Theo Nhandan
Ý kiến ()