Giám sát công tác bầu cử tại các tỉnh: Hậu Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Thuận
* Các địa phương tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba Chiều 13-4, Đoàn giám sát kiểm tra của Hội đồng bầu cử T.Ư do đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước đã giám sát công tác bầu cử tại tỉnh Hậu Giang.Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử tỉnh Hậu Giang, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 được tiến hành đúng quy trình, bảo đảm tiến độ. Ủy ban MTTQ tỉnh và các cấp đã tổ chức hiệp thương lần thứ hai và thống nhất danh sách số người ứng cử, trong đó, bầu cử đại biểu Quốc hội là chín người, bầu cử HĐND tỉnh là 97 người, bầu cử HĐND cấp huyện là 472 người, bầu cử HĐND cấp xã là 3.805 người.Tỉnh đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba, thống nhất lập danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH khóa XIII đơn vị tỉnh Hậu Giang là tám người, trong đó có một người tự ứng cử; danh sách người ứng cử đại biểu...
Chiều 13-4, Đoàn giám sát kiểm tra của Hội đồng bầu cử T.Ư do đồng chí Nguyễn Thị Doan, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch nước đã giám sát công tác bầu cử tại tỉnh Hậu Giang.
Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử tỉnh Hậu Giang, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 được tiến hành đúng quy trình, bảo đảm tiến độ. Ủy ban MTTQ tỉnh và các cấp đã tổ chức hiệp thương lần thứ hai và thống nhất danh sách số người ứng cử, trong đó, bầu cử đại biểu Quốc hội là chín người, bầu cử HĐND tỉnh là 97 người, bầu cử HĐND cấp huyện là 472 người, bầu cử HĐND cấp xã là 3.805 người.
Tỉnh đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba, thống nhất lập danh sách chính thức những người ứng cử ĐBQH khóa XIII đơn vị tỉnh Hậu Giang là tám người, trong đó có một người tự ứng cử; danh sách người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 là 74 người. Số đơn vị bầu cử HĐND tỉnh Hậu Giang là 12 đơn vị, với số đại biểu được bầu là 50 đại biểu.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định: tỉnh Hậu Giang đã làm tốt công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm đúng quy trình, thời gian luật định, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nhất là về công tác chuẩn bị nhân sự, phát huy được quyền dân chủ trong tổ chức lấy ý kiến cử tri nơi cư trú… Tỉnh Hậu Giang cần chú ý triển khai tốt công tác bầu cử, bảo đảm an toàn tuyệt đối về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử; chú trọng công tác tuyên truyền với nhiều hình thức để người dân hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Ngày bầu cử.
* Ngày 13-4 Đoàn giám sát, kiểm tra bầu cử của Hội đồng bầu cử T.Ư do đồng chí Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử T.Ư làm Trưởng đoàn, đã về giám sát công tác bầu cử đại biểu QH khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại tỉnh Hải Dương.
Đến nay, công tác bầu cử của tỉnh Hải Dương được thực hiện đúng theo kế hoạch, tiến độ, quy trình đề ra và bảo đảm chất lượng, đúng luật. Trong quá trình hiệp thương, Ủy ban MTTQ các cấp đã phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời thực hiện đúng các quy định và bám sát sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã giới thiệu sơ bộ 13 người ứng cử đại biểu QH khóa XIII, 101 người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh để bầu 64 đại biểu; 768 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện và 11.986 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương đã hoàn thành việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp. Tỉnh Hải Dương đã thành lập ba đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, thành lập 13 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, 99 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện và thành lập 1.923 Ban bầu cử đại biểu HĐND xã.
Đồng chí Huỳnh Đảm đánh giá cao việc tỉnh Hải Dương chuẩn bị công tác bầu cử chu đáo, đúng quy định pháp luật. Công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đã bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ và công bằng, bảo đảm số lượng, cơ cấu, thành phần như tỷ lệ nữ, trẻ tuổi, người ngoài Đảng. Đồng chí đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cả hệ thống chính trị, trong các tầng lớp nhân dân, coi đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng…
Trước đó, đồng chí Huỳnh Đảm về giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 tại tỉnh Hưng Yên. Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử tỉnh Hưng Yên, đến nay công tác bầu cử đã được thực hiện đúng theo kế hoạch, tiến độ, quy trình đề ra và bảo đảm chất lượng, đúng luật. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đã giới thiệu sơ bộ 13 người ứng cử ĐBQH khóa XIII, 101 người ứng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, 594 người ứng cử đại biểu HĐND cấp huyện và 7.527 người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Ủy ban MTTQ tỉnh Hưng Yên đã hoàn thành việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Các xã, phường, thị trấn đã viết xong danh sách cử tri, thẻ cử tri và sẽ niêm yết theo đúng thời gian quy định của luật.
* Ngày 13-4, Đoàn Giám sát của Hội đồng bầu cử T.Ư do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Trưởng Tiểu ban chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền làm Trưởng đoàn đã về kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 tại tỉnh Ninh Thuận.
Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử tỉnh Ninh Thuận, tổng dân số của tỉnh là 572 nghìn 221 người, trong đó có 379 nghìn 381 cử tri. Tỉnh được bầu sáu ĐBQH, gồm hai đại biểu T.Ư giới thiệu về ứng cử, bốn đại biểu ở địa phương, sau hiệp thương lần thứ hai có chín người ứng cử tại địa phương. HĐND tỉnh được bầu 50 đại biểu, sau hội nghị hiệp thương lần thứ hai, số người ứng cử là 80 người. Từ khi triển khai công tác chuẩn bị bầu cử đến nay, các cấp ủy đảng đều quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các bước quy trình bầu cử, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm năm 2011. Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động được tăng cường. Các cơ quan chức năng đã có kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho cuộc bầu cử; tăng cường công tác kiểm tra tình hình tại cơ sở, kịp thời chỉ đạo xử lý các vấn đề phát sinh nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối trước, trong và sau ngày bầu cử.
Làm việc với lãnh đạo và Ủy ban bầu cử tỉnh, đi khảo sát thực tế công tác chuẩn bị bầu cử tại huyện Ninh Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên biểu dương Ninh Thuận đã triển khai đúng tiến độ, đúng quy trình thủ tục, bảo đảm yêu cầu của công tác bầu cử… Tỉnh cần đôn đốc việc chuẩn bị tốt hơn nữa cho hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính những người ứng cử. Việc tuyên truyền cần chú ý tuyên truyền ở cả bốn cấp, bảo đảm sự công bằng giữa những người ứng cử để cử tri có điều kiện lựa chọn người tiêu biểu đức, tài, đại diện xứng đáng cho mình tại các cơ quan quyền lực nhà nước. Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Kiên lưu ý, trong hiệp thương lần thứ ba, cần bảo đảm số dư hợp lý, bảo đảm tính công bằng, dân chủ.
* Sáng 13-4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng đã tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba thảo luận, thỏa thuận, thống nhất danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII của TP Hải Phòng.
Tại hội nghị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng thông báo tình hình và kết quả việc tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với 15 người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII; ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác của một người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII. Hội nghị đã tiến hành thảo luận, thỏa thuận và thống nhất danh sách chính thức gồm 12 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại Hải Phòng. Trong đó, đại biểu nữ chiếm tỷ lệ 25%, đại biểu tuổi trẻ 8,3%, đại biểu ngoài Đảng 8,3%, đại biểu tái cử 16,7%.
* Chiều 13-4, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016. Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thông qua danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII là 10 người và 98 ứng cử viên chính thức đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016. Theo UBMTTQ Tiền Giang, người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII tại Tiền Giang đều đạt tiêu chuẩn và được sự tín nhiệm cao của cử tri nơi công tác và nơi cư trú. Người được các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ra ứng cử Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011 – 2016 đều đạt tiêu chuẩn và được tín nhiệm cao của cử tri nơi cư trú.
* Để phục vụ cho công tác bầu cử, Ủy ban bầu cử tỉnh Hòa Bình đã in ấn khoảng 1,5 triệu cuốn tài liệu (bao gồm Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật Bầu cử đại biểu HĐND và tài liệu tập hợp các văn bản của T.Ư, tỉnh về bầu cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016); khoảng hai triệu bản các mẫu văn bản khác như thẻ cử tri, các loại biên bản, phiếu bầu cử, danh sách và tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử… Các loại tài liệu sau khi in ấn đều được chuyển về cơ sở phục vụ kịp thời cho công tác tuyên truyền và các công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu QH và HĐND.
* Sáng 13-4, Ủy ban MTTQ tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và kết quả hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội nghị đã trao đổi thẳng thắn và thống nhất thông qua danh sách chính thức 10 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (chưa kể ba ứng cử viên do T.Ư giới thiệu) để bầu bảy đại biểu. Trong đó, có ba người là nữ; hai người ngoài Đảng; một người dân tộc thiểu số; một người tuổi trẻ và hai người tái ứng cử.
Theo Nhandan

Ý kiến ()