tle=”Click vào để xem ảnh phóng to” rel=””> amesmall” src=”http://nhandan.com.vn/media/k2/items/cache/2163/a7f5a65e2ba30202100d41f92eac1461_L.jpg” border=”0″ alt=”Cán bộ xã Mai Sơn, huyện Lục Yên (Yên Bái) hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng thanh long đỏ.” /> Về Lục Yên, một huyện giáp ranh với ba tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang và là nơi có phong trào làm đường giao thông nông thôn tốt của tỉnh Yên Bái. Từ công tác vận động quần chúng, đã có 1.341 hộ dân tự nguyện hiến đất, cây lâu năm, hoa màu với hơn 173.000 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn.
Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Tăng Thị Kim Phi đi cùng chúng tôi đến xã Mai Sơn, nơi có hơn 80% số hộ là đồng bào Tày sinh sống trong những nếp nhà sàn ven các triền núi. Cái được trong xây dựng nông thôn mới ở đây là lấy đường giao thông nông thôn làm bước đột phá để giảm nghèo. Bằng sức dân và có hỗ trợ của Nhà nước theo hướng 40/60, Mai Sơn làm mới 19 km đường đất, 5 km đường bê-tông. Riêng tuyến liên xã, xã vận động nhân dân giải phóng mặt đường từ ba mét lên sáu mét. Những ngày đầu, nhiều hộ nghe ngóng xem các đảng viên trong thôn có làm gương không, rồi so đo thiệt hơn mảnh nương trồng cây lâu năm, gốc cọ cho mỗi năm 12 tàu lá lợp… nếu quy ra tiền thì giá trị cả yến thóc, nếu được Nhà nước hỗ trợ là chính đáng. Nhưng khi lòng dân đồng thuận và thấy đảng viên Hoàng Văn Sao, thôn Sơn Bắc phá bung tường rào xây hơn 20 mét để hiến đất làm đường; rồi hộ bà Hoàng Thị Tiến tự giác hiến nửa đồi cọ; hộ ông Phạm Văn Ngoan hiến 800 m2 đất hai vụ lúa thì cả 300 hộ dân trong xã đã tự nguyện nhường hơn 6.000 m2 đất vườn đồi, đất ruộng để làm đường.
“Dân vận khéo” phải từ những gì có lợi cho dân, vì dân, được dân đồng tình ủng hộ và làm theo. Ví như ở tổ 11, thị trấn Yên Thế (Lục Yên), qua Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các đảng viên chi bộ thực hiện lời Bác dạy thực hành tiết kiệm, vận động mỗi ngày, mỗi nhà tiết kiệm hai nghìn đồng nuôi lợn đất gây quỹ xây Nhà văn hóa tổ dân phố. Sau hai năm thực hành tiết kiệm, 121 hộ dân tổ 11 “mổ lợn đất” được 196 triệu đồng, cộng với công sức lao động đã khánh thành Nhà văn hóa tổ 11. Ðây là nơi sinh hoạt cộng đồng, chúc thọ người cao tuổi dịp đầu năm và Trung thu cho trẻ nhỏ.
Ở Yên Bái, đồng bào Mông chiếm 8% dân số, tập trung sống tại hai huyện là Mù Cang Chải, Trạm Tấu cùng một số xã ở các huyện khác. Lâu nay, người Mông ăn Tết vào đầu tháng 12 Âm lịch (trước Tết Nguyên đán cổ truyền một tháng). Nhưng, do Tết kéo dài cả tháng, rồi lại đến Tết Nguyên đán, cho nên việc nhà nông bỏ bễ, mọi người uống rượu từ nhà này sang nhà kia, bản này sang bản khác kéo dài, cái đói nguy cơ quay lại.
Trước tình hình này, Tỉnh ủy Yên Bái triển khai cuộc vận động đồng bào Mông ăn chung một Tết Nguyên đán, trong đó giao Ban dân vận các cấp làm nòng cốt cùng một số lực lượng khác xuống từng bản Mông; trực tiếp gặp mặt, thuyết phục, phân tích rõ ràng cái tốt của việc ăn chung một Tết đến già làng, trưởng bản, người có uy tín trong từng dòng họ, qua đó tạo sự ủng hộ đồng tình của đồng bào. Trong dịp Tết Nguyên đán 2013, cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức cho đồng bào Mông đón Xuân tiết kiệm; các hộ nghèo, đối tượng chính sách và người có công được quan tâm, chăm lo, hỗ trợ bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có Tết vui tươi, đầm ấm. Các lễ hội truyền thống đầu năm như: hát gầu plềnh, gầu tào, đua ngựa, đánh quay, đẩy gậy, bắn nỏ, ném pao… diễn ra an toàn, tiết kiệm. Ðây là một thành công lớn nhất, có ý nghĩa quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới ở Yên Bái, khẳng định hướng đi “đúng, trúng” và cấp bách của thực tiễn đặt ra. Cái “khéo” ở đây là phát hiện đúng vấn đề người dân cần, khi thực hiện thì quyết liệt, đồng bộ, đưa nhiều giải pháp an sinh xã hội gắn với công tác an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không để kẻ xấu lợi dụng.
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hoàng Ðức Quế cho biết thêm: Từ năm 2009 đến nay, mô hình “Dân vận khéo” ở Yên Bái đã phát huy được hiệu quả rõ rệt; các tà đạo lạ không xâm nhập vào địa bàn; đoàn kết tôn giáo ở vùng có đạo bền chặt, không phân biệt đối xử. Ðặc biệt, việc phát huy vai trò của đội ngũ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ và người có uy tín trong cộng đồng được quan tâm.
Theo Nhandan.vn
Theo Nhandan.vn
Ý kiến ()