Ngày 14-4, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức phiên họp nghe Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền giải trình về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội. Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai chủ trì phiên họp. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch QH tham dự phiên họp.Báo cáo kết quả thực hiện chính sách về bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trình bày cho thấy, hiện nay hệ thống chính sách bảo trợ xã hội nước ta đang từng bước được hoàn thiện đa dạng về hình thức, nội dung chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội...Tuy nhiên, ý kiến tại phiên họp cũng chỉ ra một số hạn chế như: mức độ bao phủ chính sách xã hội hóa còn thấp; các chế độ chính sách mới chỉ bảo đảm hỗ trợ được...
Ngày 14-4, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức phiên họp nghe Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền giải trình về việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo trợ xã hội. Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai chủ trì phiên họp. Đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch QH tham dự phiên họp.
Báo cáo kết quả thực hiện chính sách về bảo trợ xã hội do Bộ trưởng Lao động – Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền trình bày cho thấy, hiện nay hệ thống chính sách bảo trợ xã hội nước ta đang từng bước được hoàn thiện đa dạng về hình thức, nội dung chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội…
Tuy nhiên, ý kiến tại phiên họp cũng chỉ ra một số hạn chế như: mức độ bao phủ chính sách xã hội hóa còn thấp; các chế độ chính sách mới chỉ bảo đảm hỗ trợ được một phần các nhu cầu thiết yếu tối thiểu của đối tượng…
Tại cuộc họp, nhiều đại biểu còn băn khoăn về giải pháp đồng bộ cho đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội; các biện pháp được Bộ triển khai cho đối tượng chưa được hưởng bảo trợ xã hội như người đơn thân, nuôi con, thuộc diện hộ nghèo…; cơ chế phối hợp giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các bộ, ngành liên quan trong công tác thực hiện bảo trợ xã hội… Liên quan công tác thống kê, một số đại biểu đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần sửa đổi, bổ sung chế độ thống kê; hệ thống chỉ tiêu thống kê phải đáp ứng yêu cầu chỉ tiêu của Bộ và chỉ tiêu thống kê quốc gia.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng khẳng định, chính sách bảo trợ xã hội là hoàn toàn đúng đắn, bảo đảm tính nhân văn trong hệ thống xã hội nước ta. Chính sách bảo trợ xã hội đã đi sát, hướng về phía người thụ hưởng chính sách; thể hiện tính thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, việc thực hiện bảo trợ xã hội còn chưa kịp thời; mạng lưới cơ sở hạ tầng thực hiện bảo trợ xã hội còn yếu kém… Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội rà soát lại các văn bản pháp luật về đối tượng được thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội; rà soát và xây dựng các quy chế phối hợp giữa ngành, các tổ chức và đoàn thể nhân dân trong thực hiện chính sách. Trong quá trình thực hiện có sự rút kinh nghiệm để tìm giải pháp nâng cao chất lượng bảo trợ xã hội…
Theo Nhandan
Ý kiến ()