Trong quá trình hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất cho các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, tại các đô thị đang tiến hành điều chỉnh kiến trúc của các tuyến phố. Mặt đường, vỉa hè, hệ thống cấp nước và thoát nước, đường dây tải điện và truyền dẫn thông tin, hệ thống đèn chiếu sáng và các vật thể văn hóa, thẩm mỹ... đều được tu bổ, nâng cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng...Nhất là chương trình ngầm hóa hệ thống đường dẫn điện và cáp thông tin trên những tuyến phố chính mở hướng cho không gian đô thị phát triển ngày càng phong quang, sạch đẹp. Mong muốn cho đô thị ngày càng văn minh, hiện đại là ý nguyện của mọi người, song cũng cần có tính toán cụ thể, bởi đất nước còn khó khăn. Vì vậy, cần tập trung xây dựng nếp sống đô thị, ý thức chung tay góp sức xây dựng môi trường xã hội và tự nhiên lành mạnh.Thực tế những năm qua, công tác vệ sinh môi trường đô thị có những khởi sắc. Dù trong điều kiện xây dựng đô thị...
Trong quá trình hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất cho các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, tại các đô thị đang tiến hành điều chỉnh kiến trúc của các tuyến phố. Mặt đường, vỉa hè, hệ thống cấp nước và thoát nước, đường dây tải điện và truyền dẫn thông tin, hệ thống đèn chiếu sáng và các vật thể văn hóa, thẩm mỹ… đều được tu bổ, nâng cấp, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng…
Nhất là chương trình ngầm hóa hệ thống đường dẫn điện và cáp thông tin trên những tuyến phố chính mở hướng cho không gian đô thị phát triển ngày càng phong quang, sạch đẹp. Mong muốn cho đô thị ngày càng văn minh, hiện đại là ý nguyện của mọi người, song cũng cần có tính toán cụ thể, bởi đất nước còn khó khăn. Vì vậy, cần tập trung xây dựng nếp sống đô thị, ý thức chung tay góp sức xây dựng môi trường xã hội và tự nhiên lành mạnh.
Thực tế những năm qua, công tác vệ sinh môi trường đô thị có những khởi sắc. Dù trong điều kiện xây dựng đô thị đang phải tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản, phế thải xây dựng và sinh hoạt không giảm; nhưng nhiều tuyến phố vẫn bảo đảm môi trường gọn gàng. Song, vẫn còn nhiều điều bất cập cần tháo gỡ, như vấn đề phương tiện thu gom phế thải sinh hoạt.
So với trước đây, các loại xe, phương tiện thu gom rác tốt hơn, nhưng hình ảnh những chiếc xe đẩy chở rác sinh hoạt không được vệ sinh vẫn tồn tại; bóng dáng người công nhân môi trường khó nhọc với ụ rác chất cao trên xe đẩy, kèm theo đó là địa điểm thu gom không “chuyên nghiệp”, không phù hợp cảnh quan kiến trúc phố phường. Những chiếc xe quét – hút rác hiện đại mở “hết tốc độ” làm “bụi mù” đường, nước thải thường xuyên rò rỉ xuống đường.
Từ thực trạng đó, thiết nghĩ, cần chú trọng vấn đề đầu tư hợp lý trong việc thu gom, xử lý rác thải. Không nhất thiết là phải hiện đại như các đô thị ở các nước tiên tiến, mà trước hết là phải “nền nếp, thuận mắt” trong điều kiện hiện có. Gắn liền với yêu cầu đầu tư là điều chỉnh lại thói quen tập trung rác của người dân đô thị; người dân đưa rác ra khỏi nhà, chuyển vào thùng rác để chuyển đi ngay; hạn chế việc tập trung rác lưu cữu cả ngày nơi lòng đường, vỉa hè rồi để những người lượm phế thải bới móc làm tăng ô nhiễm và khó khăn hơn để dọn sạch nơi tập kết rác.
Đầu tư phương tiện thu gom nên chăng ưu tiên huy động trí tuệ trong nước với cách làm khoa học, dân chủ, khai thác được tiềm năng nghiên cứu thiết kế theo tinh thần tự lực; không nhất thiết phải nhờ đến dự án quy mô của Nhà nước, cũng như mong đợi tài trợ. Chẳng hạn, như xe đẩy rác cần nhỏ gọn hơn, nếu bằng sắt thép nên được sơn mầu sáng sủa, bọc lót i-nốc; sử dụng theo phương thức thay thế các thùng khi rác đầy, gom sang xe chở chuyên dụng. Tiến tới bỏ dần những điểm gom rác tại vỉa hè, đầu đường không sạch đẹp, lại cản trở giao thông. Cần có sự quản lý, không để người dân tìm kiếm phế liệu bới rác làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Theo Nhandan
Ý kiến ()