1
89
5041103
221
Giải phóng mặt bằng ở Cao Lộc: Tạo đà phát triển hạ tầng - Báo Lạng Sơn
http://www.tinbong247.org/giai-phong-mat-bang-o-cao-loc-suc-bat-tu-niem-tin-5041103.html
longform
Giải phóng mặt bằng ở Cao Lộc: Tạo đà phát triển hạ tầng

Cover

Với vị trí bao quanh thành phố Lạng Sơn, trên 74 km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc và có 2 cửa khẩu quốc tế đường bộ và đường sắt, huyện Cao Lộc được xác định là trung tâm kết nối quan trọng, nơi tập trung nhiều dự án chiến lược về kinh tế cửa khẩu và phát triển đô thị của tỉnh Lạng Sơn cũng như cả nước. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vì thế trở thành “chìa khóa” quan trọng tạo đà cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời là thước đo năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Lộc khóa XXI, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định rõ nhiệm vụ “phát triển kinh tế nhanh và bền vững, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng”. Trong khi đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVII nhấn mạnh việc “tập trung phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch, dịch vụ” và “tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông”. Đại hội Đảng bộ Cao Lộc khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, đã cụ thể hóa các định hướng này bằng mục tiêu: “Hoàn thành GPMB cho các dự án trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”. Trong 5 năm qua, huyện Cao Lộc đã ghi dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác GPMB. Sự đổi thay tích cực về cơ sở hạ tầng là minh chứng cho sức mạnh đoàn kết, ý chí vượt khó và tinh thần sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong toàn huyện.

Ảnh co giãn vừa văn bản

Giai đoạn 2015-2020, huyện Cao Lộc có 78 dự án phải thực hiện thu hồi đất, huyện đã thực hiện chỉ đạo hoàn thành 44 dự án với tổng diện tích đất trên 122,3ha, chi trả bồi thường 229,6 tỷ đồng. Giai đoạn 2020-2025, với quyết tâm thực hiện mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành giải phóng mặt bằng 100% các dự án có thời gian thực hiện kết thúc trước năm 2025 để đảm bảo bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư đúng tiến độ, huyện Cao Lộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo các kế hoạch đã đề ra, trong đó ưu tiên chỉ đạo thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án trọng điểm. 

Ảnh với chú thích

Đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Bí thư Tỉnh uỷ động viên lực lượng thi công dự án trọng điểm cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Đoạn qua địa phận huyện Cao Lộc)

Ảnh căn trái

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, diện tích đất bàn giao cho chủ đầu tư năm sau luôn cao hơn năm trước.

Năm 2020, huyện Cao Lộc có 31 dự án với tổng diện tích đất thu hồi trên 330 ha, hơn 2.100 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, chỉ bàn giao mặt bằng được 11 dự án với diện tích trên 2,9 ha cho chủ đầu tư thi công dự án, hoàn thành GPMB 09 dự án.

Đến năm 2024, thực hiện nhiệm vụ GPMB 40 dự án, ảnh hưởng đến 5.352 hộ dân trên tổng diện tích 670 ha, trong đó nổi bật là 5 dự án trọng điểm của tỉnh như: Dự án cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, cải tạo nâng cấp quốc lộ 4B, dự án Khu Trung chuyển hàng hóa (giai đoạn 2)... Diện tích đất bàn giao cho chủ đầu tư đạt 197,3 ha, diện tích đất được bàn giao tăng gấp 11 lần so với năm 2023, gấp 68 lần so với năm 2020.

Với khối lượng bàn giao ấn tượng, Cao Lộc vươn lên trở thành một trong 4 huyện dẫn đầu toàn tỉnh về tiến độ GPMB, đáp ứng kịp thời yêu cầu của các đơn vị thi công.

Ảnh căn phải

Bên cạnh đó, công tác giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến đất đai cũng được huyện Cao Lộc quan tâm chỉ đạo thực hiện, với tỷ lệ xử lý những năm gần đây luôn vượt ngưỡng 90%. Riêng năm 2024, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện Cao Lộc đã tiếp nhận 146 đơn thư, 143 đơn đã được giải quyết dứt điểm, đạt gần 98%, chỉ còn 3 trường hợp đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ pháp lý. Công tác hòa giải tại cơ sở cũng ghi dấu ấn tích cực khi đạt tỷ lệ thành công trên 80%, góp phần tháo gỡ kịp thời những vướng mắc ngay từ cơ sở, ngăn chặn hiệu quả tình trạng khiếu kiện kéo dài, qua đó củng cố niềm tin của người dân vào chính quyền địa phương.

Ảnh co giãn vừa văn bản

Ảnh co giãn vừa văn bản

Ảnh co giãn vừa văn bản

Ảnh tràn viền

Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiều, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc phát biểu nhận nhiệm vụ tại Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ

Trong quá khứ, công tác GPMB tại Cao Lộc từng đối mặt với không ít trở ngại. Nhiều cán bộ đã bị kỷ luật dưới các hình thức khác nhau vì những sai sót trong lãnh đạo và quản lý đất đai. Không ít nhiệm vụ bị đình trệ do đội ngũ chuyên trách chưa thành thạo quy trình pháp luật hoặc thiếu kỹ năng đối thoại, thuyết phục người dân. Hệ quả là hàng loạt dự án quan trọng bị chậm tiến độ, kéo lùi nhịp phát triển kinh tế địa phương.

Để triệt để khắc phục những hạn chế đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Lộc đã ra Nghị quyết số 26-NQ/HU ngày 02/3/2021 về lãnh đạo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2020 – 2025. Trong đó, chú trọng kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng huyện và các xã, thị trấn; quan tâm tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, quản lý đô thị…

Ảnh co giãn vừa văn bản

Ảnh co giãn vừa văn bản

Trên cơ sở đó, huyện Cao Lộc xác định ưu tiên vận động, thuyết phục thay vì sử dụng biện pháp cưỡng chế, nhất là đối với các hộ gia đình, cá nhân không hợp tác trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nhiều lần gửi đơn kiến nghị, phản ánh khiếu nại...

Ảnh căn trái

5 năm qua, các cán bộ lãnh đạo từ huyện đến các xã nơi bị ảnh hưởng bởi dự án không ngại khó, bất kể ngày đêm trực tiếp xuống từng hộ gia đình để lắng nghe, giải thích rõ ràng chính sách giải phóng mặt bằng, phân loại đúng đối tượng dựa trên hồ sơ đất đai và mức độ ảnh hưởng, đảm bảo không xảy ra tiêu cực, thất thoát ngân sách.

Năm 2020, tổ chức tuyên truyền, vận động, đối thoại được 134 lượt hộ gia đình, cá nhân. Đến năm 2024, đã tổ chức tuyên truyền, vận động, đối thoại được 383 cuộc với 4.516 lượt hộ tham gia.

Qua tuyên truyền, vận động, đã có trên 1.799 hộ đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng với tổng kinh phí 267,43 tỷ đồng, thuộc 19 dự án và công trình.

Ảnh với chú thích

Cán bộ Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Cao Lộc tuyên truyền, vận động các hộ dân thôn Phai Luông, xã Hợp Thành đồng thuận bàn giao mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Ảnh co giãn vừa văn bản

Ảnh co giãn vừa văn bản

Ảnh co giãn vừa văn bản

Ảnh tràn viền

Toàn cảnh quốc lộ 4B qua địa phận huyện Cao Lộc sau khi được nâng cấp, cải tạo

Trong năm 2025, các mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GPMB được huyện Cao Lộc xác định: Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tại Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, trong đó, GPMB xong 5,6 ha đất khu tái định cư và hoàn thành công tác GPMB theo kế hoạch GPMB phân kỳ của Chủ đầu tư. Hoàn thành công tác GPMB giai đoạn 1 dự án Khu chế xuất 1 thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn với diện tích 16,29 ha. Hoàn thành công tác Giải phóng mặt bằng dự án án mở rộng đường vận chuyển chuyên dụng tại mốc 1119-1120, phạm vi thực hiện dự án cửa khẩu thông minh. Hoàn thành Giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ Tái định cư Dự án tuyến Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT. 

Ảnh với chú thích

Công trường thi công dự án Nâng cấp cải tạo quốc lộ 4B và dự án Cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng qua địa phận huyện Cao Lộc

Những mục tiêu này là bước đi then chốt trong việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/HU ngày 02/3/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Lộc về lãnh đạo công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn huyện Cao Lộc giai đoạn 2020 – 2025 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Lộc nhiệm kỳ 2020-2025 về phát triển kinh tế hạ tầng của huyện.

Những mục tiêu quan trọng này khẳng định với vị trí chiến lược nơi cửa ngõ giao thương quốc tế rất quan trọng, Cao Lộc đang đứng trước cơ hội trở thành một phần của cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc, đúng như định hướng của Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về "Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Kết quả công tác GPMB trong 5 năm qua là tiền đề quan trọng để huyện Cao Lộc tiếp tục thực hiện các mục tiêu lớn hơn trong giai đoạn 2025-2030: Các dự án logistics với lợi thế từ Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn hứa hẹn biến Cao Lộc thành trung tâm trung chuyển hàng hóa sầm uất, thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn; Khai thác lợi thế về tiềm năng du lịch biên giới với những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Tày, Nùng cũng được kỳ vọng sẽ là cơ hội vàng để Cao Lộc phát huy thế mạnh vốn có về thiên nhiên, văn hóa và lịch sử của địa phương.

Ảnh với chú thích
Ảnh với chú thích

Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiều, Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc trao giấy khen cho các tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Cao Lộc

Với những bài học kinh nghiệm trong công tác GPMB giai đoạn 2020 – 2025 được đúc kết, huyện Cao Lộc đang nỗ lực đổi mới từng ngày, với khát vọng biến vùng đất biên cương thành động lực tăng trưởng của khu vực miền núi phía Bắc. Hành trình 5 năm qua là minh chứng cho sức mạnh của ý chí, sự lãnh đạo đúng đắn và tinh thần trách nhiệm, để lại dấu ấn quan trọng không chỉ trên bản đồ kinh tế của tỉnh mà còn trong lòng mỗi người dân Cao Lộc./.

Phương Thúy -  Trung tâm VHTT và TT huyện Cao Lộc
Đồ họa: Lộc Vũ