LSO-Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ( ngày 10-5-2012) của Chính phủ: “Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường”, trong thời gian qua, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp của Lạng Sơn đã nỗ lực tổ chức thực hiện có hiệu quả, nền kinh tế của tỉnh bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực còn khó khăn, việc tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đang là vấn đề bức thiết... Lãnh đạo các cấp, ngành và nhân dân địa phương tiến hành thả cá giống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn - Ảnh: Lê MinhĐến khu sản xuất của Công ty TNHH Hưng Thịnh ở thị trấn Cao Lộc, các công nhân vẫn đang làm việc tại các khâu của dây chuyền sản xuất sản phẩm sứ gia dụng. Trợ lý Giám đốc Nguyễn Mạnh Giao, lo lắng cho chúng tôi biết: số công nhân hiện còn sử dụng là 150 người, giảm hơn một nửa so với trước, công ty...
LSO-Thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-CP ( ngày 10-5-2012) của Chính phủ: “Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường”, trong thời gian qua, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp của Lạng Sơn đã nỗ lực tổ chức thực hiện có hiệu quả, nền kinh tế của tỉnh bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh ở một số lĩnh vực còn khó khăn, việc tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh đang là vấn đề bức thiết…
Lãnh đạo các cấp, ngành và nhân dân địa phương tiến hành thả cá
giống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn – Ảnh: Lê Minh
Đến khu sản xuất của Công ty TNHH Hưng Thịnh ở thị trấn Cao Lộc, các công nhân vẫn đang làm việc tại các khâu của dây chuyền sản xuất sản phẩm sứ gia dụng. Trợ lý Giám đốc Nguyễn Mạnh Giao, lo lắng cho chúng tôi biết: số công nhân hiện còn sử dụng là 150 người, giảm hơn một nửa so với trước, công ty có hai lò nung, nhưng chỉ vận hành một lò, thiếu vốn lưu động khoảng 20 tỷ đồng để duy trì sản xuất, đã làm các thủ tục xin vay vốn, nhưng ngân hàng không tiếp tục đầu tư, do số nợ vay ngắn hạn trước hơn 20 tỷ đồng chưa trả được đã quá hạn nhiều tháng. Trong khi đó, công ty vẫn có hợp đồng sản xuất xuất khẩu sang thị trường Cam-pu-chia, Lào, với giá trị lớn, nếu không có vốn thực hiện sẽ mất hợp đồng, mất bạn hàng, lâm vào tình trạng ngừng sản xuất, công nhân không có việc làm, nguy cơ đứng bên bờ phá sản đang hiện rõ.
Công ty Cổ phần Xi-măng Lạng Sơn kết thúc đầu tư, đưa vào hoạt động nhà máy xi-măng lò quay, công suất 350 nghìn tấn/năm, trị giá 500 tỷ đồng. Vào đầu năm 2012, đúng lúc nền kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, cắt giảm đầu tư công, dù được ngân hàng hỗ trợ cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, giảm lãi suất, công ty nỗ lực tổ chức lại sản xuất, mạng lưới phân phối, giảm chi phí, đưa hàng đến thẳng đại lý tại các huyện, nhưng vẫn khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm và trả nợ. Theo Giám đốc Công ty Nguyễn Bình Sơn, trong tháng 8, tháng 9, Công ty phải ngừng sản xuất một tháng vì sản phẩm tồn kho nhiều, chỉ sử dụng 68% công suất nhà máy, tuy ngân hàng đã điều chỉnh giảm, nhưng đơn vị vẫn phải vay lãi suất cao: 14%/năm, mà mức hợp lý phải dưới 12%/năm. Doanh nghiệp phải gồng mình duy trì hoạt động, bảo đảm việc làm cho 400 lao động, bảo đảm tiền lương, các chế độ độc hại, ăn ca, bảo hiểm xã hội. Nói về khó khăn của doanh nghiệp, Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Lạng Sơn Lại Quốc Toản bổ sung: ở địa phương số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 80%, doanh nghiệp vừa 15%, doanh nghiệp lớn 5%. Tiếng là miền núi đất rộng, nhưng các doanh nghiệp lại rất thiếu địa điểm làm nơi kinh doanh sản xuất, đa số tự tìm, thuê mua mặt bằng, nhưng cũng không dễ. Điểm xuất phát thấp, chưa qua học tập, đào tạo cơ bản nên trình độ quản trị của các doanh nghiệp rất thấp, khó tiếp cận chính sách nói chung, cơ chế ưu đãi nói riêng.
Theo Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Công thương Lạng Sơn Hoàng Hữu Công, mỗi doanh nghiệp phải có giải pháp riêng, hoặc “toa thuốc” riêng để khắc phục khó khăn. Đối với Công ty TNHH Hưng Thịnh, ngoài tiếp tục cho vay vốn, cần phải cơ cấu lại doanh nghiệp, thuê chuyên gia làm giám đốc quản trị. Mô hình cụm công nghiệp rất phù hợp cho doanh nghiệp ở Lạng Sơn, với số vốn nhỏ có thể chung nhau làm được. Nhưng tỉnh mới chỉ có một cụm công nghiệp đã lấp đầy. Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Lạng Sơn kiến nghị địa phương cần quan tâm quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị có mặt bằng hoạt động sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính để gia nhập thị trường và thụ hưởng chính đáng những ưu đãi, đào tạo nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp. Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ, trong thời gian tới, tỉnh triển khai các biện pháp: tập trung tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời giải quyết các kiến nghị, vướng mắc của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tập trung thực hiện các giải pháp để tiêu thụ hàng hoá tồn kho và tiếp cận được vốn vay tín dụng cho các doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát bình ổn giá, kiềm chế lạm phát, chủ động tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất nhâp khẩu qua địa bàn. Những giải pháp trên luôn nhất quán trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh đang là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh.
Hùng Tráng
Ý kiến ()