Giải pháp phát triển bền vững ngành ca cao Việt Nam
Ngày 14-11, tại T.P Buôn Ma Thuột (tỉnh Đác Lắc), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại sứ quán Hà Lan cùng tỉnh Đác Lắc tổ chức Diễn đàn lần thứ I về các giải pháp cho sự phát triển bền vững ngành hàng ca cao Việt Nam.Tham dự Diễn đàn có các Viện Nghiên cứu, trường Đại học Tây Nguyên, Cần Thơ, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu ca cao trong, ngoài nước và đại diện lãnh đạo của 14 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên có trồng ca cao và một số hộ gia đình nông dân tiêu biểu trồng ca cao...Diễn đàn cũng đưa ra các giải pháp xây dựng chiến lược phát triển ca cao dựa trên việc khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế cũng như cơ hội, tranh thủ quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là quan hệ đối tác công tư (PPP) với các nước phát triển ca cao bền vững, chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở cả ba vấn đề: khoa học công nghệ, kết nối thị trường, tư vấn về chính...
Ngày 14-11, tại T.P Buôn Ma Thuột (tỉnh Đác Lắc), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đại sứ quán Hà Lan cùng tỉnh Đác Lắc tổ chức Diễn đàn lần thứ I về các giải pháp cho sự phát triển bền vững ngành hàng ca cao Việt Nam.
Tham dự Diễn đàn có các Viện Nghiên cứu, trường Đại học Tây Nguyên, Cần Thơ, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu ca cao trong, ngoài nước và đại diện lãnh đạo của 14 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên có trồng ca cao và một số hộ gia đình nông dân tiêu biểu trồng ca cao…
Diễn đàn cũng đưa ra các giải pháp xây dựng chiến lược phát triển ca cao dựa trên việc khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế cũng như cơ hội, tranh thủ quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là quan hệ đối tác công tư (PPP) với các nước phát triển ca cao bền vững, chủ động hội nhập kinh tế thế giới ở cả ba vấn đề: khoa học công nghệ, kết nối thị trường, tư vấn về chính sách và tổ chức sản xuất ca cao theo hướng chất lượng cao, nâng cao thu nhập cho người trồng ca cao, bảo vệ tốt môi trường.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định địa bàn phát triển ca cao trọng tâm là các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và vùng Tây Nguyên. Các ngành chức năng tiếp tục đầu tư công tác chọn giống, công nhận các dòng ca cao có năng suất, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu; Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác (trồng thuần, trồng xen, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, sơ chế lên men, bảo quản…), chính sách hỗ trợ trồng, chăm sóc ca cao cho các hộ gia đình khó khăn…Tổ chức tốt việc liên kết đầu tư vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân, không để xảy ra tình trạng ép giá hoặc cạnh tranh hạ thấp chất lượng. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển ca cao bền vững của các nhà tài trợ Hoa Kỳ, Hà Lan…
Hiện cả nước có mới có 22.415 ha ca cao, tập trung ở 3 vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và vùng Tây Nguyên, trong đó, diện tích ca cao kinh doanh cho thu hoạch 10.128 ha, năng suất mới đạt 6 tạ/ha, sản lượng đạt trên 5.700 tấn hạt khô/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tốc độ tăng diện tích, năng suất, sản lượng ca cao còn chậm, nhiều nơi tâm lý người trồng còn chưa an tâm về hiệu quả sản xuất.
Đến năm 2015, cả nước phấn đấu trồng mới 33.500 ha, trong đó diện tích ca cao kinh doanh 23.000 ha, năng suất đạt bình quân 1 tấn hạt/ha, sản lượng 23.000 tấn hạt ca cao khô ủ lên men và đạt tổng kim ngạch xuất khẩu từ 40 đến 50 triệu USD.
Đến năm 2020, cả nước trồng mới 50.000 ha, trong đó diện tích ca cao kinh doanh tăng lên 38.500 ha, sản lượng tăng lên 45.700 tấn hạt ca cao khô ủ lên men, với tổng giá trị xuất khẩu đạt từ 65 đến 75 triệu USD.
Theo Nhandan
Ý kiến ()