Giải pháp bảo đảm an toàn giao thông ở Quảng Ninh
Không chỉ Tháng an toàn giao thông mà từ đầu năm đến nay, tai nạn giao thông ở Quảng Ninh so với cùng kỳ đã giảm. Kinh nghiệm của Phòng Cảnh sát Giao thông (CSGT) Công an tỉnh Quảng Ninh là tăng cường công tác tuyên truyền và tuần tra, xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ.Qua khảo sát cho thấy, mỗi năm tỉnh Quảng Ninh tăng 15% phương tiện (cả xe ô-tô và xe máy); các vụ tai nạn giao thông ở tỉnh Quảng Ninh thường xảy ra tại thành phố, thị xã có tuyến quốc lộ đi qua, với các lỗi vi phạm : đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ... và xác định các "điểm đen", những đoạn đường cong, cua thiếu biển báo dễ gây tai nạn. Từ việc phân tích tìm ra nguyên nhân, lực lượng CSGT đã chú trọng công tác tuyên truyền với các hình thức phát tờ rơi, kẻ vẽ nhiều pa-nô, áp-phích, hình ảnh cảnh báo người tham gia giao thông chấp hành việc đội mũ bảo hiểm; lái xe ô-tô, người điều khiển xe mô-tô không phóng nhanh, vượt ẩu....
Qua khảo sát cho thấy, mỗi năm tỉnh Quảng Ninh tăng 15% phương tiện (cả xe ô-tô và xe máy); các vụ tai nạn giao thông ở tỉnh Quảng Ninh thường xảy ra tại thành phố, thị xã có tuyến quốc lộ đi qua, với các lỗi vi phạm : đi không đúng phần đường, làn đường, chạy quá tốc độ… và xác định các “điểm đen”, những đoạn đường cong, cua thiếu biển báo dễ gây tai nạn. Từ việc phân tích tìm ra nguyên nhân, lực lượng CSGT đã chú trọng công tác tuyên truyền với các hình thức phát tờ rơi, kẻ vẽ nhiều pa-nô, áp-phích, hình ảnh cảnh báo người tham gia giao thông chấp hành việc đội mũ bảo hiểm; lái xe ô-tô, người điều khiển xe mô-tô không phóng nhanh, vượt ẩu. Lực lượng CSGT phối hợp các phòng chức năng Công an tỉnh Quảng Ninh liên tục tăng cường công tác tuần tra, từng bước kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông tại một số tuyến đường trọng điểm.
Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra gần 200 vụ tai nạn giao thông (so với cùng kỳ giảm 27 vụ), làm chết hơn 100 người, bị thương gần 190 người (không có các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng). Lực lượng CSGT đã xử lý gần 70 nghìn trường hợp, phạt tiền gần 28 tỷ đồng, tạm giữ hơn 1.500 phương tiện xe ô-tô, xe máy, tước hơn 1.500 giấy phép lái xe. Trong Tháng an toàn giao thông (từ ngày 1-7 đến 31-8), lực lượng CSGT đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Công tác xử phạt nghiêm người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm đã tạo chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện nghiêm việc thông báo người vi phạm trật tự an toàn giao thông về cơ quan, đơn vị, trường học, nơi cư trú của người vi phạm theo Thông tư 38/BCA của Bộ Công an. Đồng thời, triển khai nghiêm túc Thông tư liên tịch số 02/TTLT (Công an – Giao thông vận tải) hướng dẫn việc học tập và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ đối với các trường hợp vi phạm bị tước giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn từ 60 ngày trở lên. Nhờ đó, ý thức chấp hành luật của người dân đã tốt lên nhiều so với trước.
Tuy nhiên, theo Đại tá Đỗ Thế Khuynh, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh: CSGT nhiều lúc cũng gặp phải sự phản ứng do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao, còn uống rượu, bia và không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng… Vấn đề người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm thực tế chưa thể giải quyết triệt để. Nguyên nhân, do một số thanh niên không đội mũ khi đi trên đường bị CSGT kiểm tra, nhiều trường hợp đã quay đầu xe bỏ chạy, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc xử lý của lực lượng chức năng còn hạn chế, do chế tài chưa đủ mạnh, lực lượng làm nhiệm vụ còn chịu nhiều ràng buộc về trách nhiệm pháp lý. Đáng chú ý, trong lễ phát động Tháng an toàn giao thông có sự tham gia của nhiều ban, ngành, đoàn thể nhưng chỉ là “đánh trống ghi tên”, sau đó, phó mặc cho lực lượng chức năng, thậm chí, có một số nơi cho rằng, an toàn giao thông là công việc của CSGT, dẫn đến việc “đầu voi, đuôi chuột” sau Tháng an toàn giao thông.
Để tiếp tục duy trì một số kết quả trong Tháng an toàn giao thông, lực lượng CSGT đã phối hợp Cảnh sát cơ động, Công an thị xã Uông Bí, Cẩm Phả và thành phố Hạ Long liên tục tuần tra, đấu tranh quyết liệt phòng, chống tội phạm tập trung vào các đối tượng đi xe ta-xi, xe ô-tô du lịch và xe mô-tô vận chuyển hàng vào ban đêm, các đối tượng vận chuyển than trái phép, đặc biệt là một số thanh thiếu niên tụ tập đua xe mô-tô trái phép, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT đã bắt giữ nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng cấm trên các tuyến đường quốc lộ 18, quốc lộ 10. Trong tháng cao điểm (từ tháng 9 đến tháng 10-2011), lực lượng CSGT đã bắt 31 vụ, 37 đối tượng phạm pháp hình sự và nhiều vụ buôn lậu. Điển hình, vụ bắt giữ chín xe ô-tô chở gần 60 tấn than trái phép tại địa bàn thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long; chín vụ vận chuyển hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, hàng nhập lậu, hàng giả, gồm: súng đồ chơi, hơn 1.000 bao thuốc lá 555, hơn 86 nghìn kg đất quặng…
Theo Nhandan
Ý kiến ()