Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước. Đặc biệt, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong các cuộc chiến tranh được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương cả nước triển khai tích cực, hiệu quả, góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh. Cán bộ Đoàn M46, Bộ Tư lệnh vùng D, Quân chủng Hải quân thắp hương viếng các liệt sĩ ở đảo Sơn Ca. Đại tá Nguyễn Hùng Phong, Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam cho biết: Qua các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Cam-pu-chia, cả nước ta có hơn 1.150.000 liệt sĩ. Trong đó, đã quy tập về nghĩa trang gần 900.000 liệt sĩ, trong số này có khoảng 600.000 liệt sĩ đã có đầy đủ thông tin, còn hơn 300.000 liệt sĩ thiếu thông tin (như: chưa rõ tên, tuổi, đơn vị, quê quán, hy sinh ngày, tháng, năm nào...). Hiện cả nước còn hơn 250.000 liệt sĩ...
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách thiết thực chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước. Đặc biệt, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong các cuộc chiến tranh được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương cả nước triển khai tích cực, hiệu quả, góp phần xoa dịu nỗi đau chiến tranh.
Cán bộ Đoàn M46, Bộ Tư lệnh vùng D, Quân chủng Hải quân thắp hương viếng các liệt sĩ ở đảo Sơn Ca.
Đại tá Nguyễn Hùng Phong, Phó Chủ tịch Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam cho biết: Qua các cuộc chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Cam-pu-chia, cả nước ta có hơn 1.150.000 liệt sĩ. Trong đó, đã quy tập về nghĩa trang gần 900.000 liệt sĩ, trong số này có khoảng 600.000 liệt sĩ đã có đầy đủ thông tin, còn hơn 300.000 liệt sĩ thiếu thông tin (như: chưa rõ tên, tuổi, đơn vị, quê quán, hy sinh ngày, tháng, năm nào…). Hiện cả nước còn hơn 250.000 liệt sĩ chưa được quy tập. Thực tế trong các cuộc chiến tranh, để bảo đảm bí mật quân sự, các đơn vị quân đội thường có nhiều tên gọi, mã ký hiệu khác nhau, nên khi cán bộ, chiến sĩ hy sinh, nhiều gia đình nhận được Giấy báo tử con em mình chỉ ghi tên liệt sĩ và hy sinh tại đơn vị KB, K2 hoặc NV, ở mặt trận Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ hay ở phía nam… Do vậy, sau chiến tranh, việc xác minh, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ “trả lại tên” các liệt sĩ gặp rất nhiều khó khăn.
Để đáp ứng nguyện vọng của nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ, mong muốn tìm thấy hài cốt của con em mình đã hy sinh trong chiến tranh, vừa qua Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam và T.Ư Hội Cựu chiến binh(CCB) Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp triển khai giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị Quân đội trong chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Cam-pu-chia. Theo đó, Bộ Tổng Tham mưu và T.Ư Hội CCB Việt Nam xây dựng kế hoạch, nội dung, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài hưởng ứng tham gia tích cực vào nhiệm vụ giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị trong các cuộc kháng chiến. Trong đó, trách nhiệm Bộ Tổng Tham mưu cung cấp cho T.Ư Hội CCB Việt Nam các tài liệu liên quan giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị; thực trạng công tác thống kê, đăng ký các ký hiệu, phiên hiệu đơn vị. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, các Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố phối hợp Hội CCB các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư tổ chức triển khai việc thu thập, đăng ký, thống kê, quản lý và lưu trữ để khai thác thông tin về phiên hiệu, ký hiệu, hòm thư đơn vị; địa điểm đóng quân của các đơn vị từ cấp đại đội và tương đương trở lên trong chiến tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, phía bắc; làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào và Cam-pu-chia.
T.Ư Hội CCB Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo các cấp hội phối hợp các cơ quan quân sự và biên phòng tỉnh, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân trên địa bàn hưởng ứng tham gia Chỉ thị 07 của Bộ Quốc phòng và Kế hoạch số 1240 của Bộ Tổng tham mưu về giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh. Phối hợp Bộ Tổng tham mưu chỉ đạo các cấp hội cùng cơ quan quân sự tổ chức in, cấp phát phiếu cung cấp thông tin giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị đến từng hội viên Hội CCB và các đối tượng liên quan đã tham gia chiến đấu, hoặc phục vụ chiến đấu trên địa bàn để từng cá nhân thu thập, ghi thông tin vào phiếu. Chỉ đạo Hội CCB cấp cơ sở thu nhận số lượng phiếu cung cấp thông tin giải mã, đóng gói gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, quận (hoặc Hội CCB cấp huyện, quận; Hội CCB cấp tỉnh, thành phố)…
Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam cho biết: Chương trình giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh được chia làm hai giai đoạn, bắt đầu thực hiện từ tháng 8-2011 đến tháng 11-2013… góp phần tích cực việc xác minh, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc… Đồng thời, là cơ sở thiết thực để các đơn vị, địa phương trong cả nước giải quyết chính sách tồn đọng sau chiến tranh… Đây là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm, đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với các thế hệ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Nhandan
Ý kiến ()