LSO-Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 167 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 13,6 nghìn tỉ đồng, bình quân vốn đăng ký 1 dự án đạt 77 tỉ đồng, trong đó vốn đăng ký của dự án lớn nhất là gần 2 nghìn tỉ đồng. Đây là những con số khá ấn tượng trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động... Khu nhà thương mại của Công ty cổ phần quốc tế Lạng Sơn đang trong giai đoạn hoàn thiện - Ảnh: M.V.HTrong 5 năm 2006 - 2010, hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư đạt kết quả tích cực so với thời kỳ trước. Số lượng dự án triển khai tương đối lớn với tổng vốn đầu tư tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được khoảng 19.500 tỉ đồng, gấp 2,1 lần thời kỳ 2001 - 2005. Cơ cấu đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, vốn ngân sách nhà nước chiếm tỉ lệ trên 46% năm 2005 giảm xuống còn 29% năm...
LSO-Trong giai đoạn từ năm 2006 – 2010, UBND tỉnh Lạng Sơn đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 167 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký trên 13,6 nghìn tỉ đồng, bình quân vốn đăng ký 1 dự án đạt 77 tỉ đồng, trong đó vốn đăng ký của dự án lớn nhất là gần 2 nghìn tỉ đồng. Đây là những con số khá ấn tượng trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động…
|
Khu nhà thương mại của Công ty cổ phần quốc tế Lạng Sơn đang trong giai đoạn hoàn thiện – Ảnh: M.V.H |
Trong 5 năm 2006 – 2010, hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư đạt kết quả tích cực so với thời kỳ trước. Số lượng dự án triển khai tương đối lớn với tổng vốn đầu tư tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được khoảng 19.500 tỉ đồng, gấp 2,1 lần thời kỳ 2001 – 2005. Cơ cấu đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, vốn ngân sách nhà nước chiếm tỉ lệ trên 46% năm 2005 giảm xuống còn 29% năm 2010 và chỉ tập trung vào đầu tư kết cấu hạ tầng của tỉnh, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Nhiều tổng công ty, doanh nghiệp tư nhân từ các tỉnh, thành phố khác đã tổ chức triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Lạng Sơn. Theo dõi biểu thống kê tổng vốn đăng ký đầu tư trong nước từ 2006 đến nay, có thể thấy Lạng Sơn đang trở thành một mảnh đất mang lại nhiều triển vọng đối với các nhà đầu tư. Năm 2006, cả tỉnh chỉ có 3 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 60 tỉ đồng, năm 2007 con số này đã là 30 dự án với tổng vốn đăng ký trên 2.500 tỉ đồng, năm 2008 là 64 dự án với tổng vốn đăng ký trên 4000 tỉ đồng. Và cao điểm nhất, trong năm 2009, Lạng Sơn có 42 dự án với tổng vốn đăng ký gần 5.300 tỉ đồng, năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, Lạng Sơn vẫn thu hút được 37 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2000 tỉ đồng. Các lĩnh vực thu hút đầu tư cũng được trải đều và phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh của Lạng Sơn. Theo lĩnh vực đầu tư gồm có: 2 dự án sản xuất xi măng, tổng mức đầu tư 1.775 tỉ đồng; 7 dự án thủy điện tổng mức đầu tư 1.231 tỉ đồng; 24 dự án sản xuất công nghiệp, tổng mức đầu tư 916 tỷ đồng; 79 dự án khai thác khoáng sản, tổng mức đầu tư 1.331 tỉ đồng; 12 dự án trồng rừng, tổng mức đầu tư 1.900 tỉ đồng; 6 dự án hạ tầng, tổng vốn đầu tư 4.184 tỉ đồng; 12 dự án đầu tư khác, tổng mức đầu tư 344 tỉ đồng. Trong đó, một số dự án tiêu biểu như: Nhà máy nhiệt điện Na Dương đã vận hành với tổng vốn đầu tư 1.900 tỉ đồng, do Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đầu tư; Công ty cổ phần xi măng Đồng Bành đã đưa vào vận hành nhà máy xi măng công suất 91 vạn tấn/năm tại huyện Chi Lăng, tổng vốn đầu tư 1.505 tỉ đồng; liên doanh giữa Công ty Tây Hồ – Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Ngân Hàng Thương mại cổ phần Bắc – Nghệ An khánh thành khách sạn tiêu chuẩn 3 sao tại thành phố Lạng Sơn mức vốn đầu tư gần 100 tỉ đồng. Các dự án đang triển khai thi công có khả năng đưa vào khai thác cuối năm 2012, đầu năm 2013 gồm: Dự án thủy điện Bắc Giang công suất 15MW với tổng mức đầu tư 323,4 tỉ đồng; thủy điện Thác Xăng công suất 20MW, tổng mức đầu tư gần 340 tỉ đồng…Có thể khẳng định kết quả thu hút đầu tư trong nước giai đoạn vừa qua rất đáng khích lệ về số lượng dự án, quy mô dự án cũng ngày càng lớn, các dự án tập trung vào những lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn nhanh như thương mại, dịch vụ, kho tàng, bến bãi, khai thác và chế biến khoáng sản… tập trung tại các địa bàn có điều kiện về kết cấu hạ tầng tương đối phát triển, gần trung tâm đô thị, góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các dự án có vốn đầu tư trong nước đang gặp phải môt số vướng mắc khiến việc triển khai đạt hiệu quả không như mong muốn. Phần lớn các dự án thực hiện chậm so với tiến độ được quy định trong giấy chứng nhận đầu tư do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan; nhiều chủ đầu tư chưa có sự quyết tâm cao, buông lỏng, thậm chí bỏ mặc khiến một số dự án rơi vào tình trạng “đóng băng” về tiến độ; công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc; các địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn ít được các nhà đầu tư quan tâm. Ngoài ra, sự phối hợp, trách nhiệm của một số cơ quan chức năng để cùng tháo gỡ khó khăn cho dự án đầu tư cũng chưa được chặt chẽ, kịp thời phần nào làm nản lòng các nhà đầu tư…
So với cả nước, Lạng Sơn vẫn là tỉnh có lượng vốn đầu tư trong và ngoài nước thấp, tuy nhiên không thể phủ nhận những tiềm năng phát triển của tỉnh trong những giai đoạn tới. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn đang kêu gọi một lượng vốn đầu tư khổng lồ với những ưu đãi đặc thù của tỉnh dành cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tỉnh cũng đã và đang thực hiện nhiều bước đi có tính đột phá trong việc cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn. Hy vọng với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, sự hợp tác tích cực của các nhà đầu tư, trong những năm tới Lạng Sơn sẽ thực sự trở thành một “ thỏi nam châm” thu hút các nguồn lực đầu tư vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững.
Trúc Lam
Ý kiến ()