Giá vé đường sắt đô thị sẽ được Nhà nước trợ giá
Do được trợ giá, nên giá vé đường sắt đô thị sẽ không quá cao so với xe buýt. |
“98% người dân được hỏi có biết đến dự án Cát Linh-Hà Đông; 95% cho biết sẽ đi đường sắt này, ít nhất là 1 lần đi thử. Người dân có thể chấp nhận đi tuyến này dù giá vé lượt cao hơn buýt thông thường từ 35-37%. Nhưng hầu hết mọi người thích sử dụng vé tháng hơn và chấp nhận cao hơn 10-15% xe buýt”, ông Trường thông tin.
Cũng theo ông Trường, ưu điểm của đường sắt đô thị là tốc độ của tàu 35 km/h là cố định, còn tốc độ của xe buýt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là ùn tắc giao thông, nên nhiều khi không đạt được tốc độ như thiết kế. Hiện nay xe buýt BRT đang chạy với tốc độ là 23 km/h, xe buýt thường chỉ khoảng 16-18 km/h.
Hành khách đi lên tàu bằng thang cuốn và đi xuống thang bộ, người khuyết tật có đường riêng.
Tới đây, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội sẽ xây dựng chiến dịch văn hoá sử dụng đường sắt đô thị để kêu gọi và mong người dân ủng hộ một loại hình vận tải mới, giống như chiến dịch văn hoá sử dụng xe buýt.
Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông có chiều dài hơn 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Toàn bộ 12 nhà ga trên cao và khu depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435 mm.
Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến; tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/h.
Ban Quản lý dự án cho biết, đến nay dự án đã hoàn thành khoảng 96% khối lượng xây lắp (chưa gồm hạng mục thiết bị) và đang triển khai các hạng như hoàn thiện cầu thang lên xuống các nhà ga, đường nội bộ, kiến trúc khu depot, đấu nối thoát nước khu gian ga đường vành đai 3.
Theo Chinhphu
Ý kiến ()