Giá thực phẩm vẫn ổn định trước thông tin tăng lương
Trước thông tin lương tối thiểu sẽ tăng thêm 26% kể từ ngày 1/5, nhiều người lo ngại sẽ kéo theo tình trạng tăng giá đồng loạt của nhiều mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, theo khảo sát, giá lương thực, thực phẩm tại các chợ trung tâm tại Hà Nội vẫn ở mức ổn định.Giá thực phẩm vẫn ở mức ổn định Vào thời điểm cuối tháng 3, một số chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về một đợt tăng giá mạnh trong thời gian tới do tác động của tăng giá xăng dầu và nhiều chi phí đầu vào, thêm vào đó là thông báo của Bộ Tài chính về việc tăng lương tối thiểu khiến cho không ít người tin vào một đợt tăng giá ồ ạt. Tuy nhiên, tình hình hiện nay giá cả vẫn ổn định.Tại một số chợ lớn tại Hà Nội như Thành Công (quận Ba Đình) hay Nghĩa Tân (Cầu Giấy) các loại rau, củ, quả khá đa dạng và dồi dào. Rau muống có giá từ 3.000-5.000 đồng/mớ, rau cải có giá từ 5.000 – 7.000 đồng/mớ, su hào và bắp cải lại có chiều hướng giảm giá bán.Trước thông...
Trước thông tin lương tối thiểu sẽ tăng thêm 26% kể từ ngày 1/5, nhiều người lo ngại sẽ kéo theo tình trạng tăng giá đồng loạt của nhiều mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, theo khảo sát, giá lương thực, thực phẩm tại các chợ trung tâm tại Hà Nội vẫn ở mức ổn định.
Giá thực phẩm vẫn ở mức ổn định
Vào thời điểm cuối tháng 3, một số chuyên gia kinh tế đã cảnh báo về một đợt tăng giá mạnh trong thời gian tới do tác động của tăng giá xăng dầu và nhiều chi phí đầu vào, thêm vào đó là thông báo của Bộ Tài chính về việc tăng lương tối thiểu khiến cho không ít người tin vào một đợt tăng giá ồ ạt. Tuy nhiên, tình hình hiện nay giá cả vẫn ổn định.
Tại một số chợ lớn tại Hà Nội như Thành Công (quận Ba Đình) hay Nghĩa Tân (Cầu Giấy) các loại rau, củ, quả khá đa dạng và dồi dào. Rau muống có giá từ 3.000-5.000 đồng/mớ, rau cải có giá từ 5.000 – 7.000 đồng/mớ, su hào và bắp cải lại có chiều hướng giảm giá bán.
Trước thông tin về việc lạm dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi khiến cho giá thịt lợn giảm từ 15-20%, giá thịt lợn tùy từng loại giảm từ 2.000-3.000 đồng/kg. Trong khi đó, các loại thực phẩm như thịt bò, thủy hải sản cũng không còn bị “nói thách” quá cao như trước nữa.
Trong tháng 4, giá lúa gạo tại miền Bắc duy trì ở mức 11.500 – 13.100 đồng/kg gạo tẻ thường. Theo báo cáo của ngành thương mại, nguyên nhân do tác động từ chương trình thu mua tạm trữ và những dấu hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu. Mặc dù vậy, giá lúa gạo có thể sẽ tăng nhẹ do nhu cầu xuất khẩu tăng khi Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu gạo với Trung Quốc và Philippin.
Vẫn còn lo ngại về tình trạng tăng giá
Mặc dù giá lương thực, thực phẩm không có nhiều biến động, nhưng nhiều người vẫn tỏ ra lo ngại về một đợt tăng giá sẽ xảy ra sau ngày 01/05, khi mức lương tối thiểu được áp dụng theo mức mới.
Chị Lan Hương, một nhân viên văn phòng tại quận Cầu Giấy cho biết: “Nhìn chung tại thời điểm hiện nay, giá các loại lương thực, thực phẩm tương đối dễ chịu. Trong thời gian tới nếu giá các mặt hàng khác mà tăng là điều hết sức đáng ngại, vì như những lần trước, tăng lương được một chút nhưng các chi phí khác cũng tăng lên đáng kể nên thực tế việc chi tiêu trong gia đình lại phải tiết kiệm hơn”.
Trong khi đó, những người không nằm nhóm được tăng lương, không có lương lại tỏ ra khá e ngại về giá cả trong thời gian tới, đặc biệt là tầng lớp sinh viên. Tuấn Anh – một sinh viên đang theo học tại Hà Nội cho biết “Hiện nay chi phí cho một sinh viên từ ngoại tỉnh học tại Hà Nội là khá lớn, nếu việc tăng lương kéo theo giá cả tăng theo, điều đồng nghĩa với chi phí sinh hoạt cũng sẽ lớn hơn, mà sinh viên thì đâu có lương để mà tăng. Như vậy cuộc sống của những sinh viên như chúng em sẽ ngày càng khó khăn hơn.”
Tuy nhiên, theo ý kiến của một vài tiểu thương đang buôn bán tại các chợ trong nội thành Hà Nội thì trước mắt sẽ không có chuyện tự động tăng giá bán bởi điều này còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác như tiền vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí bảo quản….
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()