Giá thực phẩm sau Tết vẫn nóng
Sau Tết, tại TP.HCM và Hà Nội giá cả nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu kéo dài, khả năng một số mặt hàng có nguy cơ tạo nên mặt bằng giá mới, gây thêm khó khăn cho người tiêu dùng.Sáng mùng 4 Tết (6/2), các chợ truyền thống tại TP.HCM mở cửa trở lại, hầu hết tập trung ở những mặt hàng rau, củ quả, hải sản, thịt tươi sống. Tại chợ Tân Định (quận 1), giá nhiều loại thực phẩm, đồ uống… vẫn cao ngất ngưởng như thời điểm trước Tết. Cụ thể, bia Heineken giá 360.000 đồng/thùng, thịt bò đùi 220.000 đồng/kg, thịt lợn đùi 110.000 đồng/kg, mực ống lớn 200.000 – 250.000 đồng/kg… Một số loại rau, quả, giá vẫn cao như rau muống 5.000 – 6.000 đồng/bó, cải ngọt 6.000 – 8.000 đồng/bó.Chị Hà, nhà ở hẻm 193 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) than thở: “Giá thực phẩm vẫn còn cao và bất hợp lý quá! Tiểu thương tại các chợ Nguyễn Văn Trỗi, Bến Thành thì cho biết sức mua tại chợ năm nay tuy có tăng đáng kể hơn so với Tết năm ngoái nhưng...
Sau Tết, tại TP.HCM và Hà Nội giá cả nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nếu kéo dài, khả năng một số mặt hàng có nguy cơ tạo nên mặt bằng giá mới, gây thêm khó khăn cho người tiêu dùng.
Sáng mùng 4 Tết (6/2), các chợ truyền thống tại TP.HCM mở cửa trở lại, hầu hết tập trung ở những mặt hàng rau, củ quả, hải sản, thịt tươi sống. Tại chợ Tân Định (quận 1), giá nhiều loại thực phẩm, đồ uống… vẫn cao ngất ngưởng như thời điểm trước Tết.
Cụ thể, bia Heineken giá 360.000 đồng/thùng, thịt bò đùi 220.000 đồng/kg, thịt lợn đùi 110.000 đồng/kg, mực ống lớn 200.000 – 250.000 đồng/kg… Một số loại rau, quả, giá vẫn cao như rau muống 5.000 – 6.000 đồng/bó, cải ngọt 6.000 – 8.000 đồng/bó.
Chị Hà, nhà ở hẻm 193 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) than thở: “Giá thực phẩm vẫn còn cao và bất hợp lý quá! Tiểu thương tại các chợ Nguyễn Văn Trỗi, Bến Thành thì cho biết sức mua tại chợ năm nay tuy có tăng đáng kể hơn so với Tết năm ngoái nhưng thua xa những năm trước.
Nguyên nhân do lượng rau, củ, thức ăn tươi sống… về chợ ít đã đẩy giá tăng cao. Tại các siêu thị, do lợi thế có các kho dự trữ hàng hóa từ trước Tết, lượng hàng nhu yếu phẩm dồi dào nên giá khá bình ổn, thu hút được phần đông các bà nội trợ đến mua.
Tại một số chợ trong nội thành Hà Nội, khảo sát giá chiều ngày 8/2, giá cả mặt hàng thịt lợn, thịt bò, rau xanh… cũng vẫn có giá khá cao.
Tại chợ Hôm, chợ Hàng Da… thịt mông sấn là 90 – 95.000 đồng/kg, thịt nạc thăn là 120.000 đồng/kg… tăng thêm 10 – 20.000 đồng/kg so với trong Tết. Thịt bò cũng tăng lên mức 220.000 đồng/kg, thịt gà mổ sẵn 110.000 đồng/kg, cá chép 90.000đồng/kg, cá quả 120.000 đồng/kg, cá trắm 70.000 đồng/kg đắt hơn trong Tết từ 10 – 15.000đồng/kg.
Tại một số chợ tại khu vực quận Cầu Giấy như Nghĩa Tân, chợ Cầu Giấy, chợ Quan Hoa, chợ Xanh: giá sườn thăn được bán với giá từ 130.000 đến 150.000 đồng/kg. Giá thịt nạc thăn, thịt mông sấn và thịt bò giá cũng tương đương với các chợ Hàng Da, chợ Hôm.
Tại chợ Hoa Sen (Giảng Võ), giá thịt bò dao động từ 230.000 – 250.000đ/kg, giá thịt gà từ 120.000 – 135.000đ/kg tùy loại. Cá trắm đen ở mức giá khoảng gần 200.000đ/kg. Các mặt hàng hải sản cũng đều tăng giá hơn với khoảng 15% – 20% so với ngày thường.
Theo một số người bán hàng tại chợ Cầu Giấy, việc giá các loạt thịt vẫn giữ mức giá bán khá cao là do các lò mổ nghỉ Tết chưa hoạt động mà nhu cầu của người dân sau Tết vẫn cao dẫn đến việc khan hiếm hàng, việc giá bị đẩy lên là chuyện bình thường. Người bán hàng này còn cho biết, năm nào sau Tết giá cả cũng tăng nên người đi chợ cũng đoán được nên vẫn mua hàng như ngày thường.
Không chỉ thịt tăng giá mà giá rau xanh cũng đang ở mức giá cao so với thời điểm trước tết. Hiện giá rau xanh tại các chợ vẫn ở mức cao. Tại một số chợ Quan Hoa (Cầu Giấy), chợ Láng Hạ, chợ Hàng Bè, giá rau cải ngồng 10.000 đồng/kg, giá rau bắp cải vẫn 10.000 đồng/kg, cải xoong 9.000đồng/mớ, cải xanh 4.000 đồng/mớ, rau cần 12.000 đồng/mớ, cà chua 20.000 đồng/kg, khoai tây 15.000 đồng/kg, rau muống 25.000 đồng/mớ…
Tại chợ Ngọc Hà (Q.Ba Đình), rau được bán với mức giá tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Rau cần tại chợ này có giá 15.000đ/mớ, su hào 10.0000đ/củ, dưa chuột 25.000đ/kg, bắp cải 14.000đ/kg, nấm kim châm 30.000đ/gói… “khi hỏi giá rau xong tôi thấy 'choáng' vì đắt quá. Tôi chỉ mua mấy mớ rau mà bằng tiền cả cân thịt rồi” – một người đi chợ cho biết.
Theo các tiểu thương, năm nào cũng vậy, cứ khoảng sau tết một tuần thì may ra rau xanh mới rẻ trở lại, thậm chí sẽ rẻ hơn đáng kể so với thời điểm trước tết, bởi sắp đến chính vụ thu hoạch của nhiều loại rau được trồng trước tết như su hào, bắp cải, khoai tây… Cả rau củ và thịt, cá đều tăng giá đáng kể nhưng sức mua không vì thế mà giảm, ngược lại mua bán vẫn khá tấp nập. Nhiều người tiêu dùng còn cười vui vẻ nói, sau những ngày tết chỉ toàn thịt đông, chân giò, bánh chưng, thịt gà nên muốn đổi vị ăn nhiều các loại rau củ, cá, hải sản. Vì vậy, giá rau và các loại thực phẩm tăng như một thói quen “đến hẹn lại lên” vào mỗi năm sau Tết Nguyên đán.
Giá cả nhiều mặt hàng tăng cao khiến người có thu nhập thấp thêm lo lắng. |
Sẽ sớm bình ổn trở lại?
Theo đánh giá của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), thị trường hàng hóa thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão rất sôi động. Lượng cung ứng hàng hóa trên thị trường những ngày đầu năm thấp hơn nhiều so với những ngày giáp Tết và chủ yếu chỉ tập trung vào các loại hàng như thịt gia súc, gia cầm, cá, rau, củ quả… Giá cả các mặt hàng này cơ bản đứng ở mức giá ngày 30 Tết. Dự báo, giá cả các loại thực phẩm sẽ sớm bình ổn trở lại trong khoảng một tuần tới.
Báo cáo nhanh của Bộ Công Thương về tình hình giá cả thị trường trong dịp Tết Tân Mão 2011, nhờ sự chủ động ứng phó, chỉ đạo các ngành chức năng và doanh nghiệp trong việc dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường nên trong những ngày Tết Nguyên đán, tình hình cung – cầu hàng hóa khá ổn định, không có hiện tượng găm hàng, đẩy giá lên. Tuy nhiên, do diễn biến thời tiết miền Bắc rét đậm kéo dài, tết nghỉ dài ngày cũng khiến một số mặt hàng sẽ có nguy cơ tăng giá, tạo nên mặt bằng giá mới.
Cục Quản lý giá cũng cho biết thêm, trong tháng 2 là tháng tết và sau tết, tình hình thị trường có một số yếu tố tác động như: nhu cầu về hàng hóa dịch vụ dự báo tăng 20%; do nghỉ tết kéo dài, sau tết lại có nhiều lễ hội, nhu cầu di lại, du lịch, mua sắm của người dân gia tăng; sức mua có khả năng thanh toán tăng nhanh do lượng kiều hối và đầu tư gia tăng…; tình hình thời tiết, dịch bệnh có thể tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là rét đậm, rét hại, hạn hán tại miền Bắc… Đây là những nguyên nhân gây sức ép làm tăng giá lương thực, thực phẩm.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()