Giá tăng: Lợi xuất khẩu, thiệt nhập khẩu
Báo cáo tháng 2 của Bộ Công Thương vừa công bố cho biết, yếu tố giá đã tác động mạnh và làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng như nhập khẩu của cả nước trong tháng qua.Theo nhận định của Bộ Công Thương, giá nhiều mặt hàng thế giới tăng cao nên xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng lợi. Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 5,25 tỷ USD, tăng 41,3% so với tháng 2-2010, trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) ước đạt 2,55 tỷ USD, tăng 40,7%. Tính chung hai tháng đầu năm 2011 ước đạt 12,34 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) ước đạt sáu tỷ USD, tăng 43,3% so với cùng kỳ.Nhiều mặt hàng xuất khẩu được giá đã góp phần làm tăng gía trị xuất khẩu, trong đó giá hạt điều tăng 30,8%, cà phê tăng 39,2%, hạt tiêu tăng 50,6%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 28,4%, than đá tăng 98,4%, dầu thô tăng 27,6%, cao su tăng 71,5% so với cùng kỳ.Trong hai tháng đầu năm so...
Theo nhận định của Bộ Công Thương, giá nhiều mặt hàng thế giới tăng cao nên xuất khẩu của Việt Nam cũng được hưởng lợi. Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 5,25 tỷ USD, tăng 41,3% so với tháng 2-2010, trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) ước đạt 2,55 tỷ USD, tăng 40,7%. Tính chung hai tháng đầu năm 2011 ước đạt 12,34 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) ước đạt sáu tỷ USD, tăng 43,3% so với cùng kỳ.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu được giá đã góp phần làm tăng gía trị xuất khẩu, trong đó giá hạt điều tăng 30,8%, cà phê tăng 39,2%, hạt tiêu tăng 50,6%, sắn và sản phẩm từ sắn tăng 28,4%, than đá tăng 98,4%, dầu thô tăng 27,6%, cao su tăng 71,5% so với cùng kỳ.
Trong hai tháng đầu năm so với cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có mức tăng trưởng đang kể là thủy sản ước đạt 735 triệu USD, tăng hơn 41%; cao su ước đạt 121 nghìn tấn, tăng hơn 57% về lượng và tăng gấp 1,75 lần về kim ngạch (ước đạt 532 triệu USD); gạo ước đạt gần hai triệu tấn, tăng 62,9% về lượng và tăng 49,8% về kim ngạch (ước đạt 612 triệu USD); cà phê ước đạt 235 nghìn tấn, tăng 5,6% về lượng và tăng 46,7% về kim ngạch (ước đạt 462 triệu USD); sắn và sản phẩm từ sắn ước đạt 593 nghìn tấn, tăng 34,4% về lượng và tăng 72,6% về kim ngạch (ước đạt 202 triệu USD); dầu thô ước đạt 1,31 triệu tấn, giảm 3,4% về lượng nhưng lại tăng 23,3% về kim ngạch (ước đạt 981 triệu USD); gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 548 triệu USD, tăng 17,3%; hàng dệt và may mặc ước đạt 2,16 tỷ USD, tăng 54,2%; giày, dép các loại ước đạt 925 triệu USD, tăng 37,8%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ước đạt 529 triệu USD, tăng 24,8%; … than đá ước đạt 807 nghìn tấn, giảm 71,2% về lượng và giảm 42,9% về kim ngạch (ước đạt 116 triệu USD).
Xét theo thị trường, so với cùng kỳ, xuất khẩu sang thị trường Châu Á tăng 39,1%, chiếm tỷ trọng 48,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó xuất vào ASEAN tăng 9,5% và chiếm tỷ trọng 13,3%, vào Nhật Bản tăng 22,4% và chiếm tỷ trọng 10,5%, vào Trung Quốc tăng 62,6% và chiếm tỷ trọng gần 11,0%; Thị trường Châu Mỹ tăng 35,6% và chiếm tỷ trọng hơn 22,5%; xuất khẩu vào Châu Âu tăng trêm 66,9% và chiếm tỷ trọng 22,3%, trong đó, vào EU tăng 63,8%, chiếm tỷ trọng trên 20,1%.
Bộ Công Thương cũng cho biết, kim ngạch nhập khẩu tháng 2 ước đạt 6,2 tỷ USD, tăng 21,3% so với tháng 2-2010, trong đó, nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 25,9%; tính chung hai tháng ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt hơn 5,9 tỷ USD, tăng 32%.
Xét theo nhóm hàng, so với cùng kỳ, nhóm hàng hoá cần nhập khẩu ước đạt 11,3 tỷ USD, tăng 25,9%, chiếm hơn 80% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng hoá cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 0,95 tỷ USD, tăng 27,7%, chiếm 6,7% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 24,8%, chiếm 7,4% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhập khẩu các hàng hóa khác ước đạt 0,82 tỷ USD, chiếm 5,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Cũng so với cùng kỳ, lượng và kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu hai tháng đầu năm có xăng dầu ước đạt hơn hai triệu tấn, tăng 22,8% về lượng và tăng 60,6% về kim ngạch (ước đạt 1,58 tỷ USD), thép các loại ước đạt 983 nghìn tấn, giảm 13% về lượng nhưng tăng 9,6% về kim ngạch (ước đạt 763 triệu USD); phân bón ước đạt 498 nghìn tấn, giảm 33,8% về lượng và giảm 17,7% về kim ngạch (ước đạt 191 triệu USD), giấy các loại ước đạt 163 nghìn tấn, tăng 33,4% về lượng và tăng 42,4% về kim ngạch (ước đạt 150 triệu USD), chất dẻo nguyên liệu ước đạt 345 nghìn tấn, tăng 15,5% về lượng và tăng 34,1% về kim ngạch (ước đạt 609 triệu USD) ; máy móc, thiết bị, phụ tùng ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 18,9%; máy tính, điện tử và linh kiện 874 triệu USD, tăng 38,4%; vải các loại 859 triệu USD, tăng 48,0%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày ước đạt 358 triệu USD, tăng 26%…
Xét về giá, cũng như xuất khẩu, giá nhập khẩu bình quân của nhiều mặt hàng tăng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Giá một số mặt hàng nhập khẩu tăng so với cùng kỳ như: giá xăng dầu các loại tăng 30,7%, khí đốt hóa lỏng tăng 19,8%, chất dẻo nguyên liệu tăng 16,2%, sợi các loại tăng 36,1%, thép các loại tăng 25,8%, phân bón các loại tăng 24,1%, lúa mỳ tăng 40,1%… .
Bộ Công Thương ước tính, nhập siêu hai tháng đầu năm là 1,83 tỷ USD, chiếm 14,8% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khối doanh nghiệp FDI (không kể dầu thô) xuất siêu nhẹ, gần 70 triệu USD.
Theo Nhandan
Ý kiến ()