Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập
Ngày 26/3, Viện Gia đình và Giới (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập” với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu đến từ một số học viện, viện, trường đại học như: Gia đình và Giới, Dân tộc học, Xã hội học, Nghiên cứu phát triển xã hội, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh… Có 4 chủ đề cơ bản liên quan đến gia đình được các đại biểu tập trung thảo luận gồm những giá trị chung, tính đa dạng, mối quan hệ và giá trị gia đình. Việt Nam đang bước vào giai đoạn 2011-2020, một giai đoạn có tính bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Thiết chế gia đình đang đứng trước những thách thức mới và những biến đổi nhanh chóng của thực tế xã hội, đòi hỏi những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển gia đình trong tình hình hiện nay. TS Nguyễn Hữu Minh, Viện Gia đình và Giới cho rằng: Hiểu rõ những yêu cầu cơ bản đặt ra đối...
Ngày 26/3, Viện Gia đình và Giới (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa và hội nhập” với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu đến từ một số học viện, viện, trường đại học như: Gia đình và Giới, Dân tộc học, Xã hội học, Nghiên cứu phát triển xã hội, Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh…
Có 4 chủ đề cơ bản liên quan đến gia đình được các đại biểu tập trung thảo luận gồm những giá trị chung, tính đa dạng, mối quan hệ và giá trị gia đình.
Việt Nam đang bước vào giai đoạn 2011-2020, một giai đoạn có tính bước ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Thiết chế gia đình đang đứng trước những thách thức mới và những biến đổi nhanh chóng của thực tế xã hội, đòi hỏi những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển gia đình trong tình hình hiện nay.
TS Nguyễn Hữu Minh, Viện Gia đình và Giới cho rằng: Hiểu rõ những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam chính là cơ sở để có những quyết sách đúng đắn xây dựng gia đình phát triển bền vững, đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thập niên tới.
Liên quan đến những biến đổi của gia đình Việt Nam từ các mặt chức năng, cấu trúc, quan hệ gia đình, có một số vấn đề cần quan tâm như sự mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra nghiêm trọng đòi hỏi phải tăng cường giáo dục làm thay đổi tâm lý truyền thống về vai trò của con trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên. Nhà nước cần có những chính sách và chiến lược lâu dài để người già giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào con cái.
Hiện tượng chung sống không kết hôn đang có xu hướng tăng, trong khi đó, Luật pháp không thừa nhận mối quan hệ này nên không bảo vệ quyền lợi của họ khi xảy ra các vấn đề cần đến sự điều tiết của pháp luật. Vấn đề đặt ra là khi có những sự việc xảy ra vi phạm lợi ích của các cá nhân sẽ được xem xét dưới góc độ cá nhân hay các thành viên gia đình.
Những biến đổi về chức năng xã hội hóa của gia đình đòi hỏi phải xây dựng những chuẩn mực và mô hình mới về giáo dục gia đình, giúp các bậc cha mẹ có định hướng trong giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em, nâng cao khả năng giao tiếp của trẻ em. Mối quan hệ cha mẹ và con cái ngày càng bình đẳng, dân chủ đặt ra vấn đề cần quan tâm là củng cố chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tiếp thu những giá trị nhân văn mới và kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống…
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()