Giá cà-phê đạt mức kỷ lục 50 triệu đồng/tấn
Ông K’Lân, buôn Bu Bơ, xã Trường Xuân, huyện Đác Song chăm sóc vườn cà-phê. Trong những ngày đầu tháng 5, giá cà-phê tại các tỉnh Tây Nguyên liên tục tăng. Đến ngày 4-5, các doanh nghiệp, đại lý thu mua cà-phê xuất khẩu ở các tỉnh Đác Nông, Đác Lắc, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum đồng loạt mua vào với giá 50 triệu đồng/tấn. Theo nhiều người trồng cà-phê ở tỉnh Đác Nông, đây là mức giá cao kỷ lục từ trước đến nay.Do giá cà-phê tăng cao đúng vào thời điểm đầu mùa mưa ở Tây Nguyên, mặc dù giá các loại phân bón trên thị trường hiện nay đang ở mức cao nhưng người trồng cà-phê ở tỉnh Đác Nông nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung đều tăng cường đầu tư chăm sóc vườn cây, với hy vọng trong niên vụ tới cà-phê sẽ được mùa, được giá.Tại huyện Đác Mil, vùng trọng điểm cà-phê của tình Đác Nông thì thông tin giá cà-phê đang là vấn đề nóng của người dân địa phương. Từ các quán cà-phê đến các chợ, cơ quan… ở đâu người dân cũng bàn tán về giá cà-phê, nhiều...
|
Do giá cà-phê tăng cao đúng vào thời điểm đầu mùa mưa ở Tây Nguyên, mặc dù giá các loại phân bón trên thị trường hiện nay đang ở mức cao nhưng người trồng cà-phê ở tỉnh Đác Nông nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung đều tăng cường đầu tư chăm sóc vườn cây, với hy vọng trong niên vụ tới cà-phê sẽ được mùa, được giá.
Tại huyện Đác Mil, vùng trọng điểm cà-phê của tình Đác Nông thì thông tin giá cà-phê đang là vấn đề nóng của người dân địa phương. Từ các quán cà-phê đến các chợ, cơ quan… ở đâu người dân cũng bàn tán về giá cà-phê, nhiều người dự đoán cà-phê còn tiếp tục tăng nữa do trong đợt đại hạn vừa qua ở Tây Nguyên làm hàng chục nghìn ha cà-phê bị hạn nặng, giảm năng suất. Đồng thời hiện nay, nhu cầu mua xuất khẩu của các doanh nghiệp là rất lớn nhưng nguồn hàng trong nhân dân đã cạn kiệt.
Ông Nguyễn Văn Khoa, ở khối 1, thị trấn Đác Mil cho biết: “Gia đình tôi làm được 1,5 ha cà-phê, trong niên vụ vừa qua tôi thu được năm tấn cà-phê nhân. Trước Tết Tân Mão, thấy giá cà-phê tăng trên 40 triệu đồng/tấn nên tôi đã bán hết, không ngờ nay lại tăng lên 50 triệu đồng/ tấn. Cho dù không còn cà-phê để bán nữa nhưng tôi rất phấn khởi vì giá đã đạt mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Vì vậy, tranh thủ những ngày qua trời đã mưa, tôi đã mua hai tấn phân NPK và U rê đi bón đợt một cho rẫy cà-phê, tăng hơn năm tạ so với vụ trước, hy vọng đến cuối năm năng suất sẽ đạt cao hơn và giá cà-phê vẫn giữ ở mức cao thế này cho bớt khổ”.
Theo lời ông Khoa, không riêng gì gia đình ông mà trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Đác Mil đã có mưa và trước thông tin giá cà-phê tăng cao nên nhiều nông dân đã tranh thủ bón phân đợt đầu cho vườn cà-phê. Mặc dù giá phân bón tăng cao, nhưng trong đợt đầu này hầu hết nông dân đều bón với liều lượng nhiều hơn năm ngoái từ 10-15%.
Tại buôn Bu Bơ, xã Trường Xuân, huyện Đác Song, những ngày này bà con cũng tập trung ra rẫy cào lá, nạo vét bồn cà-phê để bón phân. Ông K’Lân, một người dân trong buôn cho biết: Sáng nay, xem ti-vi mình thấy giá cà-phê đã đạt mức 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện nay trong buôn không gia đình nào còn cà-phê để bán, vì sau khi thu hoạch về bà con đã bán hết để trả nợ ngân hàng và mua dầu tưới trong mùa khô rồi. Nay giá cà-phê cao quá, mình sẽ đi vay ngân hàng để mua phân bón, thuốc trừ sâu về đầu tư chăm sóc vườn cà-phê, khắc phục tình trạng thiếu phân và sâu rầy làm rụng trái như những năm trước đây”.
Không riêng gì ông Khoa, ông K’Lân mà trong những ngày qua, thông tin giá cà-phê liên tục tăng và hôm nay (4-5) giá cà-phê đã lập kỷ lục mới 50 triệu đồng/ tấn thì hầu hết người trồng cà-phê ở Đác Nông cũng như các tỉnh Tây Nguyên đều tăng cường đầu tư chăm sóc vườn cà-phê, với hy vọng trong niên vụ tới cà-phê sẽ được mùa, được giá.
Theo Nhandan
Ý kiến ()