Giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu vẫn đứng ở mức cao
Qua đánh giá tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong 6 tháng cuối năm, Bộ Công Thương dự báo giá cả nhiều mặt hàng vẫn đứng ở mức cao.Đơn cử như mặt hàng lương thực, tuy trong thời gian tới cung cầu gạo thế giới không có biến động lớn (sản lượng giảm do hạn hán ở Trung Quốc đã được bù đắp do các nước Việt Nam, Thái Lan… được mùa), tác động từ chính sách tranh cử của Thái Lan nên giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng và kéo giá gạo Việt Nam tăng nhẹ nên giá lúa gạo trong nước sẽ khó giảm sâu khi vào vụ Hè Thu như các năm trước do giá gạo xuất khẩu tăng và chính sách thu mua tạm trữ đã chủ động được triển khai.Gía thực phẩm cũng đang ở mức cao nhất từ trước tới nay do dịch bệnh, chi phí đầu vào cao, xuất khẩu sang Trung Quốc và Campuchia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo tháng 8, thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ thiết lập mặt bằng giá mới thấp hơn mặt bằng giá...
Qua đánh giá tình hình cung cầu các mặt hàng thiết yếu trong 6 tháng cuối năm, Bộ Công Thương dự báo giá cả nhiều mặt hàng vẫn đứng ở mức cao.
Đơn cử như mặt hàng lương thực, tuy trong thời gian tới cung cầu gạo thế giới không có biến động lớn (sản lượng giảm do hạn hán ở Trung Quốc đã được bù đắp do các nước Việt Nam, Thái Lan… được mùa), tác động từ chính sách tranh cử của Thái Lan nên giá gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tăng và kéo giá gạo Việt Nam tăng nhẹ nên giá lúa gạo trong nước sẽ khó giảm sâu khi vào vụ Hè Thu như các năm trước do giá gạo xuất khẩu tăng và chính sách thu mua tạm trữ đã chủ động được triển khai.
Gía thực phẩm cũng đang ở mức cao nhất từ trước tới nay do dịch bệnh, chi phí đầu vào cao, xuất khẩu sang Trung Quốc và Campuchia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo tháng 8, thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước sẽ thiết lập mặt bằng giá mới thấp hơn mặt bằng giá hiện nay từ 10-15% và có thể tiếp tục xuất hiện chiều hướng giảm từ cuối tháng 8 nhất là mặt hàng thịt lợn hơi, nhưng vẫn ở mức cao.
Mặt hàng sữa cũng được dự báo giá sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong thời gian tới do đã thiết lập một mặt bằng giá mới.
Do giá mía trong vụ 2010/2011 đứng ở mức cao, có lợi cho người nông dân nên giá đường bán lẻ trên thị trường nhìn chung vẫn đứng ở mức cao, hiện dao động từ 21.000-22.000 đ/kg.
Bên cạnh đó, giá thuốc sản xuất trong nước có thể biến động theo các yếu tố đầu vào. Giá thuốc thành phẩm nhập khẩu và nguyên liệu tiếp tục được điều chỉnh theo biến động theo giá nhập khẩu. Mặt hàng phân bón cũng không nằm ngoài quy luật, do ảnh hưởng của giá phân bón nhập khẩu cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng cho vụ mùa tới nên giá phân bón trong nước sẽ có xu hướng tăng dần trong 6 tháng cuối năm.
Gía các mặt hàng thiết yếu khác như thức ăn chăn nuôi, thép xây dựng, xi măng, các loại giấy trong nước được Bộ Công Thương dự báo tiếp tục ổn định như mức giá hiện nay. Riêng muối tiếp tục giữ giá tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung và tăng nhẹ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong 6 tháng cuối năm, góp phần giảm bớt những khó khăn trong sản xuất và đời sống của diêm dân. Giá muối hiện nay tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá muối bán lẻ tại các địa phương đang ổn định ở mức 4.000-5.000 đ/kg. Giá gas bán lẻ trong nước tháng tới cũng sẽ giảm nhẹ do giá khí hóa lỏng (LPG) nhập khẩu có xu hướng giảm./.
Theo TTXVN
Ý kiến ()