LSO-Nằm ở phía Nam xã Hoàng Đồng, cách trung tâm xã 5km và trung tâm thành phố 2km, giáp ranh với phường Tam Thanh, thôn Hoàng Thanh có 115 hộ, 430 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng đoàn kết chung sống. Ông Lê Xuân Hào, Bí thư chi bộ, Trưởng ban MTTQ thôn cho biết: Thôn có diện tích tự nhiên khoảng 3 ha, trong số 115 hộ, chỉ có 5% (6 hộ) làm nông nghiệp, khoảng 60% hộ là gia đình CBCNVC về nghỉ hưu, đời sống chủ yếu của nhân dân trong thôn phụ thuộc vào lương, trợ cấp và làm dịch vụ với nhiều ngành nghề: tăng gia chăn nuôi, lao động thủ công, doanh nghiệp buôn bán nhỏ...nên đời sống nhân dân trong thôn vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, thôn cũng có thuận lợi rất lớn là có 47 đảng viên, trong đó có 30 đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, một số đảng viên còn đang giữ trọng trách trưởng, phó các ban ngành cấp tỉnh, huyện. Ngoài ra, thôn cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể như chi đoàn...
LSO-Nằm ở phía Nam xã Hoàng Đồng, cách trung tâm xã 5km và trung tâm thành phố 2km, giáp ranh với phường Tam Thanh, thôn Hoàng Thanh có 115 hộ, 430 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Tày, Nùng, Kinh cùng đoàn kết chung sống.
Ông Lê Xuân Hào, Bí thư chi bộ, Trưởng ban MTTQ thôn cho biết: Thôn có diện tích tự nhiên khoảng 3 ha, trong số 115 hộ, chỉ có 5% (6 hộ) làm nông nghiệp, khoảng 60% hộ là gia đình CBCNVC về nghỉ hưu, đời sống chủ yếu của nhân dân trong thôn phụ thuộc vào lương, trợ cấp và làm dịch vụ với nhiều ngành nghề: tăng gia chăn nuôi, lao động thủ công, doanh nghiệp buôn bán nhỏ…nên đời sống nhân dân trong thôn vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy vậy, thôn cũng có thuận lợi rất lớn là có 47 đảng viên, trong đó có 30 đảng viên đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, một số đảng viên còn đang giữ trọng trách trưởng, phó các ban ngành cấp tỉnh, huyện. Ngoài ra, thôn cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể như chi đoàn thanh niên CSHCM, chi hội phụ nữ, chi hội cựu chiến binh… cùng đội ngũ cán bộ thôn nhiệt tình, năng động, sáng tạo, đoàn kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo điều hành thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội của thôn. Từ năm 2005 đến nay, các mặt công tác của thôn luôn được đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế, nhất là công tác MTTQ của thôn. Việc bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận, là thành viên chỉ đạo của xã đã nâng cao vị trí, vai trò, năng lực hoạt động của Ban công tác mặt trận. Dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của mặt trận Tổ quốc các cấp, chi ủy, Ban công tác mặt trận thôn đã bám sát các nội dung cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để lãnh đạo, tổ chức các thành viên; phối hợp với trưởng, phó thôn đưa phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của các cấp, ngành đến từng hộ gia đình, làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân sinh sống trong cộng đồng hiểu rõ các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết cũng như mục tiêu ý nghĩa của các cuộc vận động để mọi cán bộ, người dân nhất trí, đồng tâm thực hiện. Hàng năm vào một ngày nhất định (18/11) thôn đều tổ chức “ngày hội đại đoàn kết các dân tộc” cũng là ngày các hộ gia đình đăng ký, ký cam kết xây dựng “Gia đình văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ gìn an ninh trật tự làm trong sạch địa bàn”.Việc thực hiện quy chế dân chủ luôn được Ban mặt trận thôn coi là nhiệm vụ trọng tâm. Từ năm 2005 đến nay, số tiền đóng góp của người dân trong thôn để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, đóng góp các loại quỹ lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên với phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra nên tất cả mọi khoản thu, chi đều được công khai, minh bạch bằng văn bản, phát đến tận tay người dân nên được người dân tin tưởng, không xảy ra tình trạng thắc mắc, khiếu nại. Công tác từ thiện nhân đạo, đóng góp các loại quỹ luôn được nhân dân đồng tình hưởng ứng, tham gia đầy đủ. Ngoài đóng góp do các ngành các cấp phát động, thôn còn tổ chức nhiều cuộc vận động quyên góp giúp đỡ những người dân trong thôn không may gặp rủi ro, ốm đau, hoạn nạn. Đã có 1 gia đình được trợ giúp 2,2 triệu đồng, 2 gia đình được giúp 1,5 triệu đồng và khoảng 10 gia đình được giúp 100- 200 nghìn đồng từ những cuộc vận động như vậy. Việc vận động người dân thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước cũng được thực hiện tốt, 16 năm liền thôn nộp đủ 100% thuế nhà đất, 10 năm liền thu đủ 100% các loại quỹ và trở thành thôn dẫn đầu trong xã thu đủ các loại quỹ, thuế.
Đời sống văn hóa tinh thần càng được nâng cao, kinh tế xã hội trong thôn càng phát triển: 100% số trẻ em được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đến trường đúng độ tuổi, không có trường hợp sinh con thứ 3, hàng năm, thôn có trên 90% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; từ năm 2001 đến nay thôn không còn hộ nghèo, số hộ khá, giàu tăng hàng năm. Nếu như năm 2008 chỉ có 15 hộ giàu, 20 hộ khá thì đến nay đã có 28 hộ giàu, 30 hộ khá, còn lại đều là trung bình khá. Hệ thống hạ tầng cơ sở được đầu tư khá hoàn chỉnh, thôn đã xây dựng được nhà văn hóa, 97% đường giao thông nông thôn được bê tông hóa, 100% số hộ được dùng nước sạch, sử dụng điện lưới; có phương tiện nghe nhìn, điện thoại cố định…
Với những kết quả đã đạt được, từ năm 1997 đến nay, thôn Hoàng Thanh liên tục được công nhận là khu dân cư tiên tiến xuất sắc; là 1 trong 116 thôn trong toàn quốc được đi dự hội nghị biểu dương các điển hình văn hóa toàn quốc lần thứ 3 do Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức; được UBND tỉnh tặng bằng khen trong hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng làng văn hóa. Chi bộ thôn 10 năm liền đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh tiêu biểu, được Thành ủy tặng giấy khen là chi bộ làm công tác dân vận khéo giai đoạn 2007- 2009; là 1 trong 19 chi, đảng bộ thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Hoàng Huy
Ý kiến ()