Việc EU đơn phương áp đặt lệnh trừng phạt ngành công nghiệp dầu mỏ của I-ran đang gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận quốc tế. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo rằng, nếu các nền kinh tế phát triển không kiếm được các nguồn cung khác thì có thể sẽ đẩy giá dầu tăng thêm từ 20 đến 30% trong thời gian tới. Hậu quả là nền kinh tế toàn cầu trở lại khủng khoảng trầm trọng tương tự những năm 30 của thế kỷ trước.Vậy là, biện pháp thù địch này của EU lại trở thành "gậy ông đập lưng ông", gây tổn hại đối với các nước EU nhiều hơn đối với I-ran. Thứ nhất, I-ran đã "quen" đối mặt với những biện pháp bao vây cấm vận của phương Tây từ ba chục năm nay. Thứ hai, trong nửa năm qua, Tê-hê-ran đã tìm kiếm những khách hàng mới và được nhiều nước bạn hàng hưởng ứng. Thứ ba, I-ran sẽ đáp trả bằng việc "đóng cửa" eo biển Hoóc-mút, nơi có tới 80% lượng dầu mỏ giao dịch toàn cầu đi qua.Việc làm này của EU còn...
Việc EU đơn phương áp đặt lệnh trừng phạt ngành công nghiệp dầu mỏ của I-ran đang gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận quốc tế. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo rằng, nếu các nền kinh tế phát triển không kiếm được các nguồn cung khác thì có thể sẽ đẩy giá dầu tăng thêm từ 20 đến 30% trong thời gian tới. Hậu quả là nền kinh tế toàn cầu trở lại khủng khoảng trầm trọng tương tự những năm 30 của thế kỷ trước.
Vậy là, biện pháp thù địch này của EU lại trở thành “gậy ông đập lưng ông”, gây tổn hại đối với các nước EU nhiều hơn đối với I-ran. Thứ nhất, I-ran đã “quen” đối mặt với những biện pháp bao vây cấm vận của phương Tây từ ba chục năm nay. Thứ hai, trong nửa năm qua, Tê-hê-ran đã tìm kiếm những khách hàng mới và được nhiều nước bạn hàng hưởng ứng. Thứ ba, I-ran sẽ đáp trả bằng việc “đóng cửa” eo biển Hoóc-mút, nơi có tới 80% lượng dầu mỏ giao dịch toàn cầu đi qua.
Việc làm này của EU còn ngang nhiên vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về thương mại tự do và làm phức tạp thêm trong quan hệ giữa các quốc gia.
Theo Nhandan
Ý kiến ()