Gây mưa nhân tạo bằng công nghệ laser
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Geneva (Thụy Sỹ) đã nghiên cứu tạo ra mưa bằng cách sử dụng các tia laser.
Hiện nay, có rất nhiều công nghệ gây mưa nhân tạo, bao gồm phóng lên bầu khí quyển một lượng nhỏ các hợp chất như băng khô và iođua bạc để giúp hình thành các đám mây gây mưa. Tuy nhiên, các nhà khoa học lo ngại rằng, các công nghệ này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với bầu khi quyển vì nó sử dụng một lượng lớn hóa chất.
tle=”” src=”http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/09/01/10/20110901102153_lase.jpg” alt=””> |
Tia laser có thể tạo ra mưa. Ảnh: Fox News. |
Mới đây, tiến sĩ Jérôme Kasparian và các cộng sự thuộc trường Đại học Geneva tiết lộ công nghệ tạo mưa nhân tạo bằng tia laser thay cho hóa chất. Nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm sử dụng tia laser để tạo nhiều mức nhiệt độ và độ ẩm khác nhau trong bầu khí quyển trên bầu trời sông Rhone ở Geneva (Thụy Sỹ).
Kết quả, các nhà khoa học phát hiện, các tia laser có thể giúp tạo ra những giọt nước nhỏ li ti ở độ ẩm 70%, trong khi điều kiện để gây ra mưa tự nhiên cần có độ ẩm 100%. Mặc dù vậy, những hạt nước nhỏ này chưa đủ để tạo thành một trận mưa.
Hãng thông tấn Fox Newsdẫn lời tiến sĩ Kasparian cho biết: “Tia laser có thể tạo ra các phân tử nước và cho phép chúng kết hợp với nhau để tạo thành khối. Tuy nhiên, kích thước của những hạt nước này vẫn rất hạn chế, chỉ vài micrômet. Để tạo ra mưa, kích thước của những hạt nước này cần lớn hơn 10 đến 100 lần so với hiện nay”.
Bí quyết tạo mưa bằng công nghệ này nằm ở cách các tia laser điều khiển các chất hóa học như axít nitric kết hợp với những phân tử nước để tạo thành những đám mây, ngay cả trong điều kiện độ ẩm thấp.
Một ưu điểm khác của phương pháp tạo mưa bằng tia laser là không cần hệ thống tia laser trên không vì các tia laser có thể hoạt động trong khoảng cách vài km. Điều này đồng nghĩa, chúng có thể kích hoạt bầu khí quyển để tạo ra mưa từ dưới mặt đất.
Ý kiến ()