Thứ 4, 27/11/2024 11:35 [(GMT +7)]
Gặp người VN duy nhất lọt top 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo nhất thế giới
Thứ 7, 19/11/2011 | 15:40:00 [(GMT +7)] A A
Trong top 30 nhà lãnh đạo giáo dục sáng tạo ưu tú nhất thế giới được Microsoft mời tham dự diễn đàn “Giáo dục toàn cầu” vào đầu tháng 11 này, có một người Việt Nam. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Văn Long, hiện là Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng.
TS. Nguyễn Văn Long – người Việt Nam duy nhất lọt top 30
nhà lãnh đạo GD sáng tạo ưu tú nhất thế giới.
TS. Nguyễn Văn Long cũng là người duy nhất trong khu vực Đông Nam Á được Microsoft chọn từ hàng ngàn ứng viên tại 70 quốc gia trên thế giới để được có mặt tại Washington DC (Mỹ), tham gia diễn đàn thảo luận về giáo dục và ứng dụng Công nghệ thông tin trong nền giáo dục của thế giới này.
PV Dân trívừa có cuộc gặp gỡ trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Long trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
PV: Thưa thầy, thầy đã làm thế nào để vượt qua hàng ngàn ứng viên trên thế giới và được mời tham dự diễn đàn giáo dục toàn cầu của Microsoft?
TS. Nguyễn Văn Long: Đây là diễn đàn nằm trong chương trình “Partners in Learning Institute” (tạm dịch là chương trình đối tác giáo dục) được Microsoft tổ chức lần thứ 2 trên phạm vi toàn cầu.
Những người được mời ứng tuyển tham dự diễn đàn cần đạt các tiêu chí do Microsoft đề ra; trong đó gồm, kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục, thể hiện khả năng lãnh đạo, giao tiếp, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong và sau khi tham dự diễn đàn…
Tôi đã được Microsoft Việt Nam giới thiệu ứng tuyển tham dự diễn đàn cùng với hàng ngàn ứng viên của 70 quốc gia, và may sao trong danh sách 30 lãnh đạo giáo dục được chọn tham dự diễn đàn, có tên tôi.
PV: Thật là một vinh dự lớn!
TS. Nguyễn Văn Long: Đúng là tôi đã cảm thấy thật vinh dự. Nhưng hơn nữa, là may mắn có được một cơ hội lớn cho bản thân và các đồng nghiệp ở Việt Nam. Với vai trò là trưởng nhóm “Tham quan học tập” (chia sẻ các sáng kiến và kinh nghiệm qua tham quan các “trường học sáng tạo”) tại diễn đàn, tôi đã báo cáo “Các giải pháp ứng dụng CNTT trong bối cảnh thiếu thốn về hạ tầng CNTT ở Việt Nam”. Thu hút sự lắng nghe của các đồng nghiệp trên thế giới, tôi đã thu về nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho bản thân cũng như để chia sẻ với các đồng nghiệp ở Việt Nam khi về nước.
TS. Nguyễn Văn Long ( ngoài cùng bên phải) thảo luận với các đồng nghiệp
trên thế giới tại diễn đàn Giáo dục toàn cầu diễn ra tại Mỹ đầu tháng này.
Hơn thế nữa, với tôi là một cơ hội bội thu, qua tham gia học qua kết quả cuối cùng mà theo dõi suốt quá trình diễn đàn, tôi được trao đổi, tích lũy kinh nghiệm về kỹ năng làm việc nhóm, xây dựng hệ thống kiến thức và đánh giá năng lực của người học (cụ thể không đánh giá năng lực người trình học tập, đánh giá cao người học ứng dụng tốt kiến thức tích lũy trong thực tiễn hơn người giỏi học thuộc lòng), kỹ năng ứng dụng CNTT của giảng viên (không quan trọng là lớp học có được những trang thiết bị công nghệ gì mà quan trọng là những trang thiết bị đó giúp gì trong việc truyền đạt kiến thức)…
PV: Thầy có thể chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy?
TS. Nguyễn Văn Long:Kinh nghiệm là cả một quá trình. Chuyên ngành của tôi không phải là CNTT. Chuyên môn của tôi là giảng dạy về ngôn ngữ và văn hóa các nước Anh, Mỹ. Song để việc giảng dạy tốt hơn, tôi đã tự mày mò các ứng dụng CNTT và phát huy hiệu quả các phần mềm.
Ngoài 10 công trình nghiên cứu được chọn đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế liên quan nhiều đến ứng dụng CNTT trong GD. Một kinh nghiệm mà tôi nghĩ là đã thu hút sự chú ý của ban tổ chức diễn đàn trên để chọn tôi tham dự là sáng kiến về các phương pháp ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
Một số phương pháp có thể kể như tôi và các sinh viên cùng chat qua mạng, hay tôi yêu cầu sinh viên lập một tài khoản chung cho cả lớp trên một trang mạng xã hội như Facebook chẳng hạn để cùng truyền đạt, trao đổi và lĩnh hội kiến thức. Trong giờ học, khi tôi nói đến một đặc điểm của nền văn hóa nước Anh, chỉ cần vài phút tra cứu, sinh viên đã có đầy đủ thông tin chính xác theo định hướng của giảng viên.
Bằng cách này, lớp học của tôi không phải là thầy và trò ở trong 4 bức tường của lớp học, thầy cố đọc, trò cố chép cho xong lượng kiến thức cần truyền đạt trong giờ học. Hơn nữa, chúng tôi có thể dạy và học bất cứ khi nào, ở đâu chứ không chỉ bó hẹp trong thời gian 1 tiết học hay trong không gian giảng đường.
PV: Thầy có thể cũng nhận thấy đó là điều không tưởng trong điều kiện của nước ta hiện nay?
TS. Nguyễn Văn Long: Đó mới là một ý tưởng. Và cần cả một quá trình để thử nghiệm và hiện thực hóa ý tưởng. Cách chúng ta đang làm hiện nay là thí điểm và nhân rộng khi ghi nhận được hiệu quả cao của các sáng kiến. Ý tưởng của tôi không phải là không có căn cứ. Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo rõ ràng đã được khẳng định ở các quốc gia xung quanh chúng ta.
“Hiệu quả từ ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng GD đã được khẳng định”
– TS. Nguyễn Văn Long
Cái khó là không phải người học nào cũng đủ điều kiện trang bị một máy tính bảng. Nhưng nhìn xa hơn, với một máy bảng gọn nhẹ, học sinh không phải đến trường với lỉnh kỉnh sách, vở, cũng là giảm tiền mua sách vở trong cả một thời gian học lâu dài. Sâu xa hơn, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất giấy là góp phần bảo vệ tài nguyên rừng (cười).
Về phía người dạy, khi trao đổi cùng các đồng nghiệp, tôi vẫn chia sẻ, suốt lịch sử phát triển của giáo dục, so với thời kỳ trước đó nữa, thì bảng đen, bút viết… là công nghệ đấy chứ và bây giờ lại có những trang thiết bị công nghệ hiện đại hơn. Không có gì là không thể nắm bắt, thích nghi mà là mọi người có quyết tâm ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác giảng dạy hay không.
PV: Năm nay 38 tuổi. Từng là thủ khoa tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng năm 1996. Được giữ lại trường tham gia công tác giảng dạy. Nhận học bổng toàn phần và tốt nghiệp thạc sĩ tại Úc. Nhận được 5 học bổng toàn phần đào tạo tiến sĩ của các trường ĐH danh tiếng trên thế giới. Chọn New Zealand làm nơi nghiên cứu cho học vị tiến sĩ của mình, lấy bằng tiến sĩ và trở về Việt Nam, tiếp tục công tác và giữ chức T rưởng phòng Đào tạo của ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Nằm trong danh sách 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo ưu tú nhất thế giới được mời tham gia diễn đàn Giáo dục toàn cầu. Xin thầy cho biết bí quyết của thành công của thầy là gì?
TS. Nguyễn Văn Long:Bí quyết của tôi là đam mê.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()