Gặp mặt cựu thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu
* Trao bằng di tích lịch sử Khu lưu niệm nơi làm lễ xuất quân tình nguyện Việt - Lào Ngày 17-8, tại Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Gặp mặt truyền thống cựu nam, nữ thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu. Tại buổi gặp mặt, các cựu thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu ôn lại những hoạt động cách mạng đã tham gia như: rải truyền đơn, phổ biến tin tức cách mạng, kết hợp các cuộc mít-tinh và biểu tình vũ trang, phá kho thóc của Nhật chia cho nhân dân...Từ ngày 17 đến 19-8-1945, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội và Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, các thành viên Đội cứu quốc Thành Hoàng Diệu phối hợp cùng các lực lượng cách mạng đã dũng cảm, chủ động, kịp thời tiến hành khởi nghĩa tại Hà Nội, tạo niềm tin và sức lan tỏa sâu rộng giúp các tỉnh, thành phố trong cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.Các đại biểu thanh niên dự buổi gặp mặt đã bày tỏ lòng biết ơn, khâm phục ý chí, tinh thần quật khởi của Đội thanh niên cứu quốc...
* Trao bằng di tích lịch sử Khu lưu niệm nơi làm lễ xuất quân tình nguyện Việt – Lào
Ngày 17-8, tại Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Gặp mặt truyền thống cựu nam, nữ thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu. Tại buổi gặp mặt, các cựu thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu ôn lại những hoạt động cách mạng đã tham gia như: rải truyền đơn, phổ biến tin tức cách mạng, kết hợp các cuộc mít-tinh và biểu tình vũ trang, phá kho thóc của Nhật chia cho nhân dân…
Từ ngày 17 đến 19-8-1945, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội và Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, các thành viên Đội cứu quốc Thành Hoàng Diệu phối hợp cùng các lực lượng cách mạng đã dũng cảm, chủ động, kịp thời tiến hành khởi nghĩa tại Hà Nội, tạo niềm tin và sức lan tỏa sâu rộng giúp các tỉnh, thành phố trong cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Các đại biểu thanh niên dự buổi gặp mặt đã bày tỏ lòng biết ơn, khâm phục ý chí, tinh thần quật khởi của Đội thanh niên cứu quốc Thành Hoàng Diệu; đồng thời khẳng định, thế hệ trẻ ngày nay sẽ gìn giữ truyền thống, tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu để luôn là lực lượng xung kích, tình nguyện trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Nhân kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, sáng 17-8, chính quyền và nhân dân xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) tổ chức Lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh Khu lưu niệm nơi làm lễ xuất quân tình nguyện Việt – Lào.
Ngày 19-8-1948, tại Gò Chùa, thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, đơn vị liên quân Việt – Lào đã làm lễ xuất quân. Ngay sau lễ xuất quân, Đội quân liên quân Việt – Lào gồm 240 người (trong đó có 44 người Lào và 196 người Việt Nam) đã tiến thẳng Bến Giằng (Tây Quảng Nam) qua biên giới Việt – Lào vào vùng Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia. Trong vòng sáu đến bảy năm, đội quân liên quân Việt – Lào với tinh thần mưu trí, dũng cảm, linh hoạt, sáng tạo đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, kể cả hy sinh tính mạng, chiến đấu và tuyên truyền vận động xây dựng lực lượng, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hai nước Việt – Lào.
* Cùng ngày, Thư viện tỉnh Quảng Ngãi phối hợp Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Bình Sơn đã tổ chức triển lãm sách, ảnh về “Biển đảo quê hương”. Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 67 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Triển lãm đã trưng bày hơn 400 đầu sách, tài liệu các loại từ thư tịch cổ đến những tài liệu hiện đại cùng 55 bức ảnh của các tác giả trong và ngoài tỉnh xoay quanh chủ đề về biển đảo Việt Nam, chủ quyền và dấu ấn Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, biển đảo Quảng Ngãi và huyện Bình Sơn, tiềm năng kinh tế và du lịch biển, đảo, v.v. Cũng trong dịp này, Trung tâm tặng 200 đầu sách, tài liệu phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin, giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh của Trường THCS Nguyễn Tự Tân và THCS Bình Trung.
Triển lãm diễn ra từ ngày 17-8 đến 12-9.
Theo Nhandan
Ý kiến ()