Gắn bó với nhà nông
Hội nghị đầu bờ trình diễn giống ngô lai mới. Nắm 1971, Trại Nghiên cứu ngô Sông Bôi, tiền thân của Viện Nghiên cứu ngô hiện nay, được thành lập. Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, các nhà khoa học, với lòng say mê nghề nghiệp có nhiều nghiên cứu vượt bậc, đưa cây ngô trở thành cây chủ lực trong xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.Cách đây 40 năm, Bộ Nông trường đã ra Quyết định số 75/QĐ-TC ngày 13-2-1971 thành lập Trại Nghiên cứu ngô Sông Bôi (Lạc Thủy, Hòa Bình), tiền thân của Viện Nghiên cứu ngô (Đan Phượng, Hà Nội) hiện nay. Khi mới thành lập, Trại đóng ở xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.Ngày đầu thành lập, Trại nghiên cứu ngô Sông Bôi chỉ có 13 cán bộ và 25 công nhân của Đội 5, Nông trường Sông Bôi, đến nay, đội ngũ cán bộ, viên chức của Viện là 294 người; trong đó có 14 tiến sĩ, 36 thạc sĩ, 96 kỹ sư, 31 cán bộ cao đẳng và trung cấp, 114 công nhân kỹ thuật.Trong 40 năm qua, Viện đã chọn, tạo và được công nhận...
Hội nghị đầu bờ trình diễn giống ngô lai mới. |
Cách đây 40 năm, Bộ Nông trường đã ra Quyết định số 75/QĐ-TC ngày 13-2-1971 thành lập Trại Nghiên cứu ngô Sông Bôi (Lạc Thủy, Hòa Bình), tiền thân của Viện Nghiên cứu ngô (Đan Phượng, Hà Nội) hiện nay. Khi mới thành lập, Trại đóng ở xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.
Ngày đầu thành lập, Trại nghiên cứu ngô Sông Bôi chỉ có 13 cán bộ và 25 công nhân của Đội 5, Nông trường Sông Bôi, đến nay, đội ngũ cán bộ, viên chức của Viện là 294 người; trong đó có 14 tiến sĩ, 36 thạc sĩ, 96 kỹ sư, 31 cán bộ cao đẳng và trung cấp, 114 công nhân kỹ thuật.
Trong 40 năm qua, Viện đã chọn, tạo và được công nhận chuyển giao vào sản xuất gần 40 giống ngô, từ giống thụ phấn tự do, giống lai không quy ước và hiện nay là lai quy ước mà chủ yếu là giống lai đơn. Các giống ngô của viện đa dạng về giá trị sử dụng: Ngô tẻ – thường, chất lượng Protein cao(QPM); ngô thực phẩm – ngô nếp, ngô đường, ngô rau. Viện cũng chọn, tạo và được công nhận giống mới đối với gần chục giống đậu đỗ: đậu xanh, đậu tương, lạc.
Công trình nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao thành công quy trình trồng ngô trên nền đất ướt không chỉ trong nước mà quốc tế cũng đánh giá cao. Quy trình thâm canh ngô cho hiệu quả cao ở các vùng sinh thái đã và đang được áp dụng rộng rãi. Quy trình thâm canh ngô với mật độ 6,5 đến 7,5 vạn cây/ha và khoảng cách hàng là 50 đến 60 cm đang được áp dụng tại nhiều vùng ngô thâm canh trong cả nước.
Khoảng 80% số sản phẩm nghiên cứu của viện được ứng dụng trong sản xuất. Mỗi năm, viện cung cấp cho sản xuất 3.000 đến 4.000 tấn hạt giống. Ngoài việc tự sản xuất và phân phối, Viện còn bán giống bố mẹ cho các công ty trong nước sản xuất và kinh doanh. Bảy giống ngô lai đã được bán bản quyền sử dụng cho các công ty trong và ngoài nước: LVN14, LCH9, LVN154, LVN145, LVN66, LVN37, LVN68. Từ việc tự sản xuất hạt giống ngô lai trong nước, hằng năm đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước khoảng 10 triệu USD. Giống ngô lai của viện còn được trồng rộng rãi ở Lào, Cam-pu-chia và các vùng phía nam Trung Quốc
Ở Việt Nam, ngô là cây trồng quan trọng thứ hai sau lúa. Năm 2010, sản xuất ngô của thế giới đạt 162,30 triệu ha, năng suất 50,6 tạ/ha, sản lượng 820,6 triệu tấn. Cùng trong năm này, sản xuất ngô của nước ta đạt diện tích và năng suất cao nhất, với 1,1 triệu ha, năng suất 40,9 tạ/ha và sản lượng 4,607 triệu tấn.
Được Nhà nước quan tâm đầu tư đặc biệt, từ năm 2000 đến nay, thông qua dự án phát triển giống ngô lai; chính sách của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh giống ngô ngày càng thông thoáng. Nghiên cứu phát triển ngô nhằm góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tiến tới an ninh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự đối với tập thể cán bộ của Viện Nghiên cứu ngô. Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, cán bộ nghiên cứu của viện luôn đồng lòng, đồng sức, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2015 đưa diện tích ngô của cả nước đạt 1,3 triệu ha, năng suất bình quân đạt 45 đến 50 tạ/ha và đến 2020 đạt 1,4 đến 1,5 triệu ha, năng suất bình quân 55 đến 60 tạ/ha, tổng sản lượng sáu đến bảy triệu tấn ngô, bảo đảm cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi, các nhu cầu khác trong nước và từng bước tham gia xuất khẩu.
Trong những năm tiếp theo, viện hướng tới nghiên cứu, chọn, tạo giống ngô có khả năng chống chịu hạn hán, nóng, phèn, mặn và chịu được điều kiện thâm canh thấp; chuyển gien chịu hạn, kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu đục thân vào cây ngô để đến năm 2014 có được một, hai giống ngô chuyển gien của Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu chọn tạo các giống ngô lai năng suất cao, chống bệnh, chịu hạn tốt và phù hợp với cơ cấu cây trồng, trong đó năm đến bảy giống có năng suất cao (12 đến 13 tấn/ha); ba, bốn giống ngô nếp lai, hai, ba giống ngô ngắn ngày phục vụ nhu cầu tăng vụ và né tránh lũ lụt; nghiên cứu quy trình cơ giới hóa sản xuất, giảm giá thành, tăng hiệu quả sản xuất đẩy mạnh hướng sản xuất ngô hàng hóa…
Với những thành tích đạt được trong 40 năm qua, Viện Nghiên cứu ngô đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động các hạng nhất, nhì, ba. Năm 2005, Viện được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Cán bộ Viện Nghiên cứu ngô trở thành người bạn đồng hành thân thiết của nhà nông.
Theo Nhandan
Ý kiến ()