Chỉ còn chưa đầy hai tuần trước thời hạn chót phải đưa ra quyết định cuối cùng về nâng mức trần nợ công nếu không Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ vào ngày 2-8, các nghị sĩ nước này vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Đây quả là cửa ải khó khăn mà Chính phủ của Tổng thống B.Ô-ba-ma phải vượt qua.Nền kinh tế đầu tàu thế giới đang đối mặt nguy cơ trái phiếu Chính phủ Mỹ, vốn được coi là tài sản an toàn cho các nhà đầu tư toàn cầu, bị giảm mức xếp hạng do nợ công của nước này đã lên tới 14.290 tỷ USD, mức kịch trần giới hạn vay nợ. Hãng Goldman Sachs đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý II-2011 từ 2% xuống còn 1,5%, do những yếu tố cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ không còn mang tính tạm thời.Trong khi đó, việc nâng trần nợ lại bị coi là tín hiệu "bật đèn xanh" cho chính phủ chi tiêu nhiều hơn, đồng nghĩa với nợ công cũng sẽ tăng lên. Nhưng nếu không nâng trần nợ, nguy cơ vỡ...
Chỉ còn chưa đầy hai tuần trước thời hạn chót phải đưa ra quyết định cuối cùng về nâng mức trần nợ công nếu không Chính phủ Mỹ sẽ vỡ nợ vào ngày 2-8, các nghị sĩ nước này vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Đây quả là cửa ải khó khăn mà Chính phủ của Tổng thống B.Ô-ba-ma phải vượt qua.
Nền kinh tế đầu tàu thế giới đang đối mặt nguy cơ trái phiếu Chính phủ Mỹ, vốn được coi là tài sản an toàn cho các nhà đầu tư toàn cầu, bị giảm mức xếp hạng do nợ công của nước này đã lên tới 14.290 tỷ USD, mức kịch trần giới hạn vay nợ. Hãng Goldman Sachs đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý II-2011 từ 2% xuống còn 1,5%, do những yếu tố cản trở sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ không còn mang tính tạm thời.
Trong khi đó, việc nâng trần nợ lại bị coi là tín hiệu “bật đèn xanh” cho chính phủ chi tiêu nhiều hơn, đồng nghĩa với nợ công cũng sẽ tăng lên. Nhưng nếu không nâng trần nợ, nguy cơ vỡ nợ của kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. “Oằn lưng” với gánh nặng nợ khổng lồ và bất đồng trong việc tìm biện pháp giải quyết, Nhà trắng đang lúng túng như “gà mắc tóc”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()