LSO-Ga Đồng Đăng là ga liên vận quốc tế, được coi như bộ mặt không chỉ của ngành đường sắt mà còn của tỉnh và quốc gia. Ngoài việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước, nhà ga còn là nơi trung chuyển hàng hóa, và thời gian của năm 2010 càng lùi dần thì lượng hàng hóa làm thủ tục XNK, hành khách làm thủ tục XNC tại ga lại trở lên nhộn nhịp.Bà Vũ Kim Ngân, Trưởng Ga Đồng Đăng khẳng định: theo quy luật, về cuối năm, lượng hành khách xuất nhập cảnh, hàng hóa XNK sẽ tăng cao hơn những tháng đầu năm. Theo trưởng ga, 10 tháng đầu năm 2010 lượng hàng hóa trung chuyển qua ga trên 1.062.285 tấn hàng (trong đó: 659.809 tấn xếp, 402.476 tấn dỡ), hành khách qua ga thời gian này cũng đạt 24.591 người. Tuy nhiên, theo dự đoán, chỉ 2 tháng cuối năm, lượng khách sẽ đạt khoảng 10.000 người, và hàng hóa sẽ khoảng 400.000 tấn.Hàng hóa ở ga Đồng ĐăngLạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế và ga Đồng Đăng là 1 trong số đó. Ga liên vận quốc tế Đồng Đăng nằm trên...
LSO-Ga Đồng Đăng là ga liên vận quốc tế, được coi như bộ mặt không chỉ của ngành đường sắt mà còn của tỉnh và quốc gia. Ngoài việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước, nhà ga còn là nơi trung chuyển hàng hóa, và thời gian của năm 2010 càng lùi dần thì lượng hàng hóa làm thủ tục XNK, hành khách làm thủ tục XNC tại ga lại trở lên nhộn nhịp.
Bà Vũ Kim Ngân, Trưởng Ga Đồng Đăng khẳng định: theo quy luật, về cuối năm, lượng hành khách xuất nhập cảnh, hàng hóa XNK sẽ tăng cao hơn những tháng đầu năm. Theo trưởng ga, 10 tháng đầu năm 2010 lượng hàng hóa trung chuyển qua ga trên 1.062.285 tấn hàng (trong đó: 659.809 tấn xếp, 402.476 tấn dỡ), hành khách qua ga thời gian này cũng đạt 24.591 người. Tuy nhiên, theo dự đoán, chỉ 2 tháng cuối năm, lượng khách sẽ đạt khoảng 10.000 người, và hàng hóa sẽ khoảng 400.000 tấn.
|
Hàng hóa ở ga Đồng Đăng |
Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế và ga Đồng Đăng là 1 trong số đó. Ga liên vận quốc tế Đồng Đăng nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, ở vị trí tiếp giáp với các quốc lộ 1A, 4A và các khu dân cư, là nơi vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng tàu hoả trong nước và quốc tế; bốc dỡ và bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá. Toàn bộ nhà ga có diện tích trên 10.000m2 bao gồm khu nhà làm việc và nhà chờ khách; nhà sở giao tiếp và khu nhà kho, với những đặc thù đó, công việc của nhà ga rất đa dạng và phong phú. Trên thực tế đã khẳng định, ga Đồng Đăng là ga có đường lồng có thể chuyên chở hàng hóa, hành khách trên cả 2 loại toa xe nên đáp ứng được mọi yêu cầu về vận tải, xếp dỡ sang toa hàng hóa liên vận quốc tế, cũng như hàng hóa nội địa trên toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam. Bà Vũ Kim Ngân, Trưởng ga Đồng Đăng cho biết: với những đặc thù ưu việt về vận tải hành khách cũng như hàng hóa như vậy, nhưng thời gian qua do sự cạnh tranh của các phương tiện vận chuyển đường bộ khiến doanh thu của ga Đồng Đăng giảm khá nhiều. Trong 10 tháng qua, so thu về hành khách, hành lý đạt hơn 5 tỷ đồng, ước hết năm sẽ đạt xấp xỉ 7 tỷ, thu hàng hóa sau 10 tháng đạt gần 22 tỷ, ước hết năm sẽ đạt trên 25 tỷ, tuy nhiên, tổng doanh thu cả hai cũng chưa tương xứng với tiềm năng và ưu thế của nhà ga. Để thu hút hành khách và các đơn vị hoạt động XNK hàng hóa qua ga, hiện ga Đồng Đăng đã liên tục nâng cấp tuyến đường sắt và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào các hoạt động của đơn vị. Cụ thể, từ cuối năm 2009, nằm trong gói thầu nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, ga Đồng Đăng và Công ty Cổ phần Đường sắt 6 đã khẩn trương nâng cấp tuyến đường sắt do ga quản lý để an toàn tàu chạy, nâng cấp tải trọng và rút ngắn thời gian chạy tàu. Ga đã xây dựng xong tường rào an toàn tàu chạy, đồng thời nâng cấp tải trọng đường sắt, lắp đặt trên 1.000 tà vẹt dị ứng lực, cùng với đó đã đào đắp trên 400m khối đất cát, các vị trí dễ sạt lở để an toàn cho tàu chạy trong những lúc thời tiết diễn biến bất thường. Vào thời điểm hiện nay, khi lượng khách và hàng hóa tăng, ga đã bố trí đội hình hợp lý, khoa học, các bộ phận phối hợp một cách đồng bộ để giải quyết công việc một cách hiệu quả nhất.
Theo lãnh đạo ga Đồng Đăng, bên cạnh hệ thống cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, các cửa khẩu như Tân Thanh đều được Chính phủ và tỉnh quy hoạch trong khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn. Đây chính là cơ sở cho định hướng chiến lược để ga Đồng Đăng phát triển bởi ga có vị trí nằm ở trung tâm trọng điểm của khu kinh tế cửa khẩu. Điều này càng được khẳng định khi chúng ta đang mở mới một số tuyến, cụ thể: đầu năm 2010, tàu chạy thẳng tuyến Gia Lâm (Việt Nam) – Nam Ninh (Trung Quốc) đã mở, trên hết giá vé của tuyến này lại rẻ hơn giá vận tải đường bộ (500 nghìn đồng/vé), cùng đó tuyến Hà Nội – Bắc Kinh luôn được nâng cấp nhằm phục vụ tối đa các nhu cầu của hành khách.
Với vị thế trọng điểm như vậy, vì thế, bước sang một gia đoạn mới, ga Đồng Đăng đang nỗ lực phấn đấu để khẳng định vị thế của một ga liên vận quốc tế. Thời điểm cuối năm, lượng khách và hàng hóa sẽ tăng, đơn vị đã đầu tư thêm nhân lực và phương tiện, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật của hành khách đi tầu. Bà Ngân, Trưởng ga khẳng định: xác định được lưu lượng hàng hóa sẽ tăng, đơn vị họp, bàn và đi đến thống nhất huy động sự đóng góp của toàn cán bộ, công nhân viên nhà ga để đầu tư xây một kho hàng, điều này để việc quản lý, giám sát và kiểm hóa hàng dễ hơn. Công việc này không nằm ngoài mục đích nâng cao chất lượng phục vụ của ga Đồng Đăng.
Lưu Vũ
Ý kiến ()