LSO-Là Ga liên vận quốc tế, trung bình mỗi năm đơn vị vận chuyển hàng nghìn tấn hàng, vài chục nghìn lượt khách..., chính vậy, để đảm bảo các chuyến tàu lưu hành thông suốt và an toàn, năm 2010, Ga Đồng Đăng đã phối kết hợp với các ngành khác và lập nhiều phương án nhằm giữ gìn an ninh, trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường sắt một cách tốt nhất.Theo báo cáo của Tiểu ban An toàn trật tự đường sắt (ATTTĐS) tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm 2010 đến nay tại Ga Đồng Đăng xảy ra 11 vụ mất trộm phụ tùng toa xe gồm 339 guốc hãm, 39 lá mía trị giá gần 4 triệu đồng; ngoài ra còn có những vụ tháo trộm vật tư thiết bị đường sắt như: bu-lông mối, tà-vẹt bê tông; những thanh lập lách... Tất cả các đối tượng gây ra những vụ trộm cắp trên đều đã bị bắt, tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của những vụ trộm này thì không thể không nói tới. Vi phạm hành lang ATGT đường sắt- nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường sắtBà Vũ Thị Kim Ngân,...
LSO-Là Ga liên vận quốc tế, trung bình mỗi năm đơn vị vận chuyển hàng nghìn tấn hàng, vài chục nghìn lượt khách…, chính vậy, để đảm bảo các chuyến tàu lưu hành thông suốt và an toàn, năm 2010, Ga Đồng Đăng đã phối kết hợp với các ngành khác và lập nhiều phương án nhằm giữ gìn an ninh, trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường sắt một cách tốt nhất.
Theo báo cáo của Tiểu ban An toàn trật tự đường sắt (ATTTĐS) tỉnh Lạng Sơn, từ đầu năm 2010 đến nay tại Ga Đồng Đăng xảy ra 11 vụ mất trộm phụ tùng toa xe gồm 339 guốc hãm, 39 lá mía trị giá gần 4 triệu đồng; ngoài ra còn có những vụ tháo trộm vật tư thiết bị đường sắt như: bu-lông mối, tà-vẹt bê tông; những thanh lập lách… Tất cả các đối tượng gây ra những vụ trộm cắp trên đều đã bị bắt, tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của những vụ trộm này thì không thể không nói tới.
|
Vi phạm hành lang ATGT đường sắt- nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đường sắt |
Bà Vũ Thị Kim Ngân, Trưởng ga Đồng Đăng – Trưởng Tiểu ban cho biết: trị giá tài sản bị mất tuy không cao, nhưng tác hại của sự trộm cắp, phá hoại này là vô cùng lớn. Nếu nhà ga không kịp thời phát hiện để thay thế thì nguy cơ tàu trật bánh, lật tàu là vô cùng lớn, và nếu việc đó xảy ra thì tác hại và thiệt hại của sự việc không thể đoán trước được. Theo Tiểu ban ATTTĐS tỉnh, nguy cơ gây ra tai nạn đường sắt không chỉ có thế, hiện các vụ vi phạm hành lang ATGT đường sắt vẫn diễn ra. Thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã phát sinh 1 điểm vi phạm mới tại khoảng cột thông tin số 2811 – 2812, tuyến Hà Nội – Đồng Đăng (thuộc địa phận xã Mai Pha). Những điểm vi phạm về hành lang ATGT đường sắt như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến tầm quan sát của người điều khiển phương tiện đường bộ, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông, những vụ cụ thể đã diễn ra trong thời gian qua: 5 vụ ô tô đâm vào tàu tại các đường ngang không có người gác chắn; 13 vụ phương tiện đường bộ – người đi bộ khuất tầm nhìn không quan sát được tàu khi đi qua đường sắt đâm vào tàu làm cho 1 người chết, 5 người bị thương, những vụ tại nạn này ngoài việc thiệt hại về người và của còn gây ra chậm các đoàn tàu, theo thống kê là làm chậm 382 phút. Bà Ngân khẳng định: tai nạn đường sắt không xảy ra thì thôi, nhưng đã xảy ra thường rất nguy hiểm. Ga liên vận quốc tế Đồng Đăng nằm trên địa bàn thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, ở vị trí tiếp giáp với các quốc lộ 1A, 4A và các khu dân cư, là nơi vận chuyển hành khách và hàng hoá bằng tàu hoả trong nước và Quốc tế; bốc dỡ và bảo quản, xếp dỡ, giao nhận hàng hoá. Để khẳng định tầm quan trọng và niềm tin của hành khách đối với vận tải đường sắt, thời gian qua Ga Đồng Đăng đã thường xuyên phối hợp với các báo, đài đăng tin bài tuyên truyền về Luật đường sắt và các Nghị định của Chính phủ về TTATGT đường sắt; tăng cường bảo vệ đường dây thông tin đường sắt, chính vậy mà thời gian qua số vụ vi phạm về phạm vi bảo vệ công trình thông tin tín hiệu đường sắt, mất thiết bị… đã giảm nhiều so với những năm trước.
Cùng đó, Ga Đồng Đăng chủ động phối hợp với các chính quyền địa phương có hệ thống đường sắt đi qua tiến hành rà soát về thủ tục quản lý đất đai, cơ sở vật chất của các đơn vị nhà ga, cung đường, toa xe, đầu máy… để quản lý tốt cơ sở vật chất và đặc biệt là quản lý ngay tại các ga trực thuộc về vấn đề sử dụng goòng bàn trái phép để chở hàng hóa. Song song với đó, nhằm đảm bảo cho hành khách đi tàu, Ga Đồng Đăng thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng của C26 (Cục CSGT đường sắt – đường bộ) và C14 (Cục CS PCTP&TT xã hội) trong công tác đảm bảo trật tự trên các đoàn tàu khách, nắm tình hình và ngăn chặn tình trạng ném đất đá lên tàu, lấy cắp vật tư thiết bị và hàng hóa. Đơn vị cũng chủ động phối hợp với lực lượng công an, các cấp chính quyền của tỉnh Lạng Sơn nhằm đánh giá chất lượng các công trình, phương tiện giao thông đường sắt, đặc biệt là thực trạng đường ngang và tình hình vi phạm hành lang ATGT đường sắt, qua đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp góp phần đảm bảo an ninh trật tự ATGT đường sắt. Không chỉ đảm bảo về ATGT đường sắt, như đã biết, trên các tàu chở hàng còn thường xuyên vận chuyển khối lượng lớn than đá, vật liệu nổ công nghiệp, còn trong các nhà kho thường xuyên chứa đựng, bảo quản hàng hoá các loại như vải khô, sắn khô với khối lượng từ 50-100 tấn/tháng, vì thế nguy cơ cháy, nổ là rất lớn. Chính vậy công tác phòng, chống cháy nổ được nhà ga luôn chú trọng, lực lượng và phương tiện, phương án phòng cháy chữa cháy luôn trong tư thế thường trực để sẵn sàng xử lý tình huống.
Cùng với việc tăng cường đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ…, những nỗ lực trong công tác đảm bảo TTATGT đường sắt chính là yếu tố góp phần tạo nên sự an toàn cho hành khách đi tàu, cũng như những phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ. Làm tốt việc này, Ga Liên vận quốc tế Đồng Đăng đang cho thấy bộ mặt mới của ngành đường sắt, điều này tạo nên niềm tin, thu hút khách đi tàu nhiều hơn, việc này sẽ góp phần giảm tải cho giao thông đường bộ.
Trí Dũng - Phùng Khiêm
Ý kiến ()