FTA Trung-Nhật-Hàn: Nhịn bất đồng, tìm lợi ích
-Trong hai ngày 13 và 14-5-2012, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 tại Bắc Kinh, lãnh đạo ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã thỏa thuận khởi động “Tiến trình đàm phán khu mậu dịch tự do” (FTA). Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo khẳng định: "Đây là điều kiện sống còn của khu vực và làm gia tăng sức mạnh cũng như sự phát triển kinh tế khu vực Đông Á".Tiềm lực điều chỉnh hướng tiếp cận FTA được lãnh đạo ba nước Trung-Nhật- Hàn đề xuất từ năm 2001, nhưng do những bất đồng trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự và lợi ích chiến lược, nên cho tới nay mới được khởi động lại. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng trầm trọng, kinh tế Mỹ vẫn trầm lắng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trở thành khu vực kinh tế năng động của thế giới… khiến cả ba nước đã có cách nhìn nhận tích cực hơn.Dư luận cho rằng nếu FTA ba nước được thành lập thì GDP ba nước cộng lại tới trên 14.500 tỉ USD, chiếm trên 20% tổng...
![]() |
Tiềm lực điều chỉnh hướng tiếp cận
FTA được lãnh đạo ba nước Trung-Nhật- Hàn đề xuất từ năm 2001, nhưng do những bất đồng trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự và lợi ích chiến lược, nên cho tới nay mới được khởi động lại. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công châu Âu ngày càng trầm trọng, kinh tế Mỹ vẫn trầm lắng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trở thành khu vực kinh tế năng động của thế giới… khiến cả ba nước đã có cách nhìn nhận tích cực hơn.
Dư luận cho rằng nếu FTA ba nước được thành lập thì GDP ba nước cộng lại tới trên 14.500 tỉ USD, chiếm trên 20% tổng GDP thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và EU, trong đó GDP năm 2011 của Trung Quốc là 7.500 tỉ USD, Nhật Bản hơn 6.000 tỉ USD và Hàn Quốc trên 1.000 tỉ USD.
Dự trữ ngoại tệ của ba nước cộng lại cũng chiếm tỉ lệ cao, trong đó Trung Quốc hiện dẫn đầu với 3.300 tỉ USD, Nhật Bản xếp thứ hai với trên 1.300 tỉ USD, còn Hàn Quốc đứng thứ sáu thế giới với 300 tỉ USD. Ba nước cũng có kim ngạch ngoại thương lớn trên thế giới và đều đứng trong “TOP-10” nước lớn về ngoại thương thế giới. Năm 2011, kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đạt 3.642 tỉ USD, Nhật Bản trên 3.000 tỉ USD, Hàn Quốc đạt 1.080 tỉ USD.
Với tiềm lực kinh, nếu FTA ba nước hình thành sẽ là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế các nước tăng trưởng mạnh. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc dự báo, sau khi FTA ba nước hình thành, xuất khẩu của Trung Quốc có thể tăng thêm 4,43%, nhập khẩu tăng thêm 6,32%, GDP tăng thêm 0,5, %, tỉ lệ việc làm cũng theo đó tăng gần 1%. Nếu tính chung thì sau khi ký FTA 3 bên, GDP của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ lần lượt tăng lên hơn 0,3%, 0,4% và 2,8%.
Tiềm lực to lớn, khách quan đòi hỏi, nhưng đàm phán để thành lập FTA là một bài toán khó, vì mỗi nước trong quan hệ ba bên vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn và tranh chấp liên quan đến lãnh thổ và lợi ích chiến lược của mối quốc gia liên quan đến khu vực .
Tuy nhiên, cả ba nước đã có những cách tiếp cận mới khiến cho quá trình đàm phán lần này có nhiều triển vọng nhanh hơn dự kiến.
“Né mâu thuẫn, nhịn lẫn nhau”
Quan hệ tranh chấp lãnh thổ giữa ba nước đang tồn tại: Trung-Nhật tại đảo Senkaku (Điếu Ngư), Hàn-Nhật tại đảo Dokdo (Takeshima) và Trung-Hàn tại đảo Leodo (Tô Nham Tiều). Ngoài ra, cả ba nước cũng đã nhiều lần bắt giữ tàu cá của nước này xâm phạm vào nước kia. Mặt khác, trong khi Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại về những biện pháp tăng cường tiềm lực quân sự của Trung Quốc thì Bắc Kinh cũng quan ngại khi thấy hai nước láng giềng lại là đồng minh thân cận của Mỹ. Tuy nhiên, lần này cả ba nước đã có thể “tạm gác” lại những tranh chấp vẫn tồn tại khó có thể giải quyết trong tương lai gần để ngồi lại với nhau vì lợi ích thiết thực hơn.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khẳng định ngay trong cuộc họp: “Hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc phù hợp với các lợi ích cơ bản của ba nước, đồng thời giúp tăng cường sức mạnh để vượt qua những khó khăn và tìm kiếm sự phát triển chung”.
Trong phát biểu của mình, ông Ôn Gia Bảo đã thúc giục Nhật Bản “tôn trọng lợi ích cốt lõi và những quan ngại chính của Trung Quốc”, Về phần mình, Thủ tướng Noda cũng khẳng định quan điểm của Nhật Bản và kêu gọi Trung Quốc cần có một “cái đầu lạnh”. Mặc dù vậy, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng tranh chấp liên quan đến Senkaku cũng như vấn đề Đài Loan không ảnh hưởng đến các mối quan hệ song phương khác.
Tuy nhiên, Nhật Bản không thể không quan ngại một thỏa thuận có thể được xem là “thân Trung, xa Mỹ”. Vì trước đó, Nhật Bản và Mỹ vừa mới thoả thuận tái cấu trúc quan hệ an ninh, trong đó chính quyền Noda đã có biểu hiện “thân Mỹ, xa Trung”.
Như vậy, cả ba nước láng giềng hiện đang trở lại phương châm đã từng được sử dụng khi Trung-Mỹ khai thông quan hệ cách đây 40 năm rằng: “Đánh cứ đánh, đàm cứ đàm, hòa cứ hòa”. Vì trong thời đại này, không ai lại đi “bỏ hết trứng vào một giỏ”.
Có ý kiến cho rằng, cả Trung, Nhật, Hàn đều “tắc” khi nói đến vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả của cuộc gặp, có thể thấy ba nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều thành công hơn một cuộc gặp thông thường. Và cuối cùng vấn đề Triều Tiên không được nhắc đến trong Tuyên bố chung ba bên.
Về việc Mỹ quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương, đây là một lý do tế nhị không được các bên không nhắc đến. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, việc Mỹ triển khai mạnh mẽ chiến lược quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương sẽ là tác nhân quan trọng đẩy nhanh quá trình đàm phám FTA ba nước Trung-Nhật-Hàn.
Như dư luận đã biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố, coi việc thúc đẩy Hiệp định TPP là trọng điểm của chiến lược trở lại châu Á. Mỹ còn lấy Hiệp định này làm bước đột phá, nhằm thiết lập hệ thống hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương xuyên Thái Bình Dương, từ đó dựng nên “khu mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương” do Mỹ chủ đạo, tiến tới giành ưu thế chiến lược toàn cầu.
Vì vậy, Trung Quốc không thể yên tâm đứng ngoài TPP, và qua FTA ba nước, Trung Quốc muốn chứng tỏ vị thế của mình tại khu vực. Còn Nhật Bản, Hàn Quốc cũng muốn qua FTA để thể hiện tính “độc lập tự chủ” của mình trong quan hệ đồng minh với Mỹ.
Lợi í ch kinh tế trên hết
Hàn Quốc hiện đã là “nước lớn ngoại thương” ở châu Á, nếu FTA hình thành sẽ thúc đẩy ngoại thương Hàn Quốc tăng nhanh. Nếu chỉ có hai nước Trung Quốc và Nhật Bản ký kết FTA sẽ đẩy hàng hóa Hàn Quốc ra khỏi thị trường Trung Quốc.
Sự phụ thuốc của Nhật Bản vào thị trường Trung Quốc đã tăng từ 6,3% năm 2000 lên 19,4% năm 2010, trong khi đó sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ giảm từ 29,7% năm 2000 xuống còn 15,4% năm 2011. Nếu FTA ba nước hình thành thì Nhật Bản không chỉ có lợi kinh tế mà còn cân bằng được lực lượng chiến lược giữa ba nước ở Đông Bắc Á.
Trung Quốc không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn hy vọng dùng FTA để duy trì địa vị lãnh đạo trong Khu vực Đông Bắc Á, nhất là tạo sự phụ thuộc của cả hai nước Nhật, Hàn vào thị trường to lớn của Trung Quốc. Vì thế, cũng trong hội nghị này các nhà lãnh đạo ba quốc gia đã ký “Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư (IPPA)”.
Hiệp định được kỳ vọng sẽ mở rộng đầu tư trong khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ba nước tại thị trường của nhau.
Với Hiệp định IPPA, ba nước đã tạo được cơ sở pháp lý và là nền tảng đầu tiên để quá trình đàm phán các Hiệp định cụ thể về thương mại thuận lợi hơn. Vì thế, sự lạc quan về triển vọng của Hiệp định thương mại tự do ba bên của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak là có cơ sở.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()