EVN tặng quà ba huyện nghèo tỉnh Lai Châu
Từ ngày 9 đến 12-10, đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kết hợp với Đoàn thanh niên EVN đã đến ba huyện nghèo: Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, tỉnh Lai Châu thăm, tặng quà, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh nghèo.Đây là một trong những hoạt động của EVN giúp đỡ các địa phương giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.Đến nay EVN đã hỗ trợ xây nhà cho 16 gia đình chính sách với số tiền 40 triệu đồng một hộ; bàn giao và đưa vào sử dụng 14/21 trường bán trú dân nuôi; thực hiện kéo điện về nông thôn với tỷ lệ đạt hơn 70% số xã có điện và hơn 40% số hộ được sử dụng điện. Mục tiêu của EVN đến năm 2012, sẽ đưa điện đến 100% xã trong ba huyện, đưa tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lên 90% với tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng.PVTìm giải pháp thu hồi nhiệt thải để phát điệnNgày 13-10, tại Hà Nội, Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam (Vicem) phối hợp Công ty JFE...
Từ ngày9 đến 12-10, đại diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kết hợp với Đoàn thanh niên EVN đã đến ba huyện nghèo: Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên, tỉnh Lai Châu thăm, tặng quà, khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh nghèo.
Đây là một trong những hoạt động của EVN giúp đỡ các địa phương giảm nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Đến nay EVN đã hỗ trợ xây n hàcho 16 gia đình chính sách với số tiền 40 triệu đồng một hộ; bàn giao và đưa vào sử dụng 14/21 trường bán trú dân nuôi; thực hiện kéo điện về nông thôn với tỷ lệ đạt hơn 70% số xã có điện và hơn 40% số hộ được sử dụng điện. Mục tiêu của EVN đến năm 2012, sẽ đưa điện đến 100% xã trong ba huyện, đưa tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lên 90% với tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng.
PV
Tìm giải pháp thu hồi nhiệt thải để phát điện
Ngày 13-10, tại Hà Nội,Tổng công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam (Vicem) phối hợp Công ty JFE Engineering Corporation (Nhật Bản) và Công ty Pratt & Wintney Power Systems (PWPS) (Mỹ) tổ chức hội thảo về “Công nghệ thu hồi nhiệt dư để phát điện” trong ngành công nghiệp xi-măng và các ngành công nghiệp năng lượng của Việt Nam.
Tại hội thảo, hai công ty hàng đầu thế giới trong việc cung cấp giải pháp trong lĩnh vực điện năng, đặc biệt là công nghệ ORC (Organic Rankia Cycle) – thu hồi nhiệt để phát điện, đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến và trao đổi một số kinh nghiệm hoạt động, triển khai tại các dự án trên toàn cầu. Công nghệ thu hồi nhiệt lượng dư thừa trong quá trình sản xuất xi-măng để phát điện mang lại rất nhiều lợi ích như: Hỗ trợ điện năng cho mạng lưới điện quốc gia, tự cung cấp năng lượng cho n hàmáy, giảm lượng khí thải ra môi trường… và sẽ bắt buộc áp dụng đối với các n hàmáy xi-măng công suất 1 triệu tấn/năm trở lên tạiViệt Nam từ năm 2015.
PV
Tiến độ thi công đường cao tốc Hòa Lạc – TP Hòa Bình khó bảo đảm tiến độ
Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Hòa Bình, Dự án đường cao tốc Hòa Lạc – TP Hòa Bình (đoạn qua tỉnh Hòa Bình từ km 13 050 đến km 33 256) với quy mô xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại B, khởi công từ tháng 10-2010 (tiến độ thi công phần đường khoảng 36 tháng, phần cầu 42 tháng).
Tuy nhiên, đến nay tiến độ thi công đường cao tốc Hòa Lạc – TP Hòa Bình đang chậm so với kế hoạch. Tạihuyện Kỳ Sơn, hội đồng giải phóng mặt bằng mới bàn giao cho đơn vị thi công được 4/20,2 km thuộc gói thầu số 4, tỷ lệ diện tích mặt bằng có thể thi công được của gói thầu này chỉ đạt khoảng 50% (phần còn lại phải chờ tái định cư và quy hoạch nghĩa địa mới). Ngoài ra, hồ sơ thiết kế kỹ thuật các gói thầu số 5, 6, 7, 8 đều đã được phê duyệt, song đến nay vẫn chưa có mặt bằng để triển khai thi công, ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án. Đặc biệt, các vị trí dự kiến xây dựng các khu tái định cư, khu nghĩa địa hầu hết đều trùng vào vị trí quy hoạch các dự án dọc hai bên đường cao tốc, nên gặp nhiều khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
PV
ADB cho Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn – Ga HàNội vay 220 triệu ơ-rô
Ngày 13-10, Ngân hàng N hànước Việt Nam, UBND t hành phố Hà Nội,Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đã ký hiệp định vay vốn và hiệp định dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn – Ga HàNội.
Theo hiệp định ký kết, ADB sẽ cho Việt Nam vay ưu đãi ODA 220 triệu ơ-rô để thực hiện dự án; phần vốn còn lại vay ODA của Chính phủ Pháp, Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng Đầu tư châu Âu và vốn đối ứng trong nước. Tuyến đường sắt này có tổng mức đầu tư 783 triệu ơ-rô, chiều dài 12,5 km, trong đó khoảng 3,6 km đi ngầm, do Ban dự án đường sắt đô thị HàNội làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ hoàn t hành, khai thác cuối năm 2016.
PV
Khai trương cảng công-ten-nơ Tân Cảng – Sa Đéc
Ngày 13-10,Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã chính thức đưa cảng công-ten-nơ Tân Cảng – Sa Đéc, công suất 6.000 TEUs /tháng, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 của dự án là hơn 40 tỷ đồng, chưa kể đội sà-lan 38 chiếc có tổng tải trọng lên đến 3.000 TEUs /lượt.
Cảng có cầu tàu dài gần 70 m, có thể tiếp nhận tàu trọng tải 3.000 DWT. Từ Biển Đông, tàu có thể qua Cửa Tiểu (sông Tiền) để vào cảng với hành trình 201 km, hoặc qua cửa biển Định An (sông Hậu) với hành trình 220 km. Cảng công-ten-nơ Tân Cảng – Sa Đéc được xây dựng nhằm cung cấp dịch vụ kho vận “trọn gói” cho tuyến đường sông nối liền Cam-pu-chia – đồng bằng sông Cửu Long – TP Hồ Chí Minh – Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).
Theo Nhandan
Ý kiến ()