Người dân A-ten (Hy Lạp) biểu tình phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng". Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu chú tâm xoa dịu thị trường tài chính đầy bất ổn mấy tháng gần đây bằng lời hứa cắt giảm chi tiêu và xây dựng một liên minh chặt chẽ hơn, vấn đề việc làm lại được đặt ra như một bài toán nan giải. Tỷ lệ thất nghiệp cao làm gia tăng lo ngại về tính hiệu quả của chính sách "thắt lưng buộc bụng" của các nước thuộc Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone).Viện Thống kê châu Âu (Eurostat) mới đây cảnh báo, tình trạng thất nghiệp đang gia tăng nhanh chóng tại Eurozone. Hơn 18,2 triệu lao động ở các nước Eurozone không có việc làm trong tháng 8-2012, con số cao nhất kể từ khi khu vực được hình thành. Như vậy, trong 12 tháng gần đây, khu vực này có thêm 2,4 triệu người thất nghiệp. Tại Tây Ban Nha và Hy Lạp, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là hơn 50%. Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered T.Cốt-tơ nhấn mạnh, xu hướng thất nghiệp đang lan sang các nền...
Người dân A-ten (Hy Lạp) biểu tình phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng”. |
Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu chú tâm xoa dịu thị trường tài chính đầy bất ổn mấy tháng gần đây bằng lời hứa cắt giảm chi tiêu và xây dựng một liên minh chặt chẽ hơn, vấn đề việc làm lại được đặt ra như một bài toán nan giải. Tỷ lệ thất nghiệp cao làm gia tăng lo ngại về tính hiệu quả của chính sách “thắt lưng buộc bụng” của các nước thuộc Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone).
Viện Thống kê châu Âu (Eurostat) mới đây cảnh báo, tình trạng thất nghiệp đang gia tăng nhanh chóng tại Eurozone. Hơn 18,2 triệu lao động ở các nước Eurozone không có việc làm trong tháng 8-2012, con số cao nhất kể từ khi khu vực được hình thành. Như vậy, trong 12 tháng gần đây, khu vực này có thêm 2,4 triệu người thất nghiệp. Tại Tây Ban Nha và Hy Lạp, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp là hơn 50%. Chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered T.Cốt-tơ nhấn mạnh, xu hướng thất nghiệp đang lan sang các nền kinh tế đầu tàu khu vực như Đức với tỷ lệ 5,5%. Đáng lo ngại hơn cả, không có dấu hiệu nào cho thấy thị trường lao động Eurozone sẽ được cải thiện trong những tháng tới khi hoạt động kinh tế đình trệ, chỉ số niềm tin giảm sút. Sản lượng kinh tế quý II của 17 nước Eurozone giảm 0,2%, đẩy nhiều nước vào nguy cơ suy thoái trong năm nay. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Markit, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) phản ánh “sức khỏe” khu vực sản xuất của Eurozone trong tháng 9 đạt 46,1 điểm, tăng so với 45,1 điểm vào tháng 8. Tuy nhiên, đây là tháng thứ 14 liên tiếp, chỉ số này rơi xuống mức dưới 50 điểm. Dự báo, kinh tế Eurozone sẽ tiếp tục sa sút trong những tháng cuối năm 2012. Theo đó, hy vọng cải thiện “căn bệnh” thất nghiệp vốn ăn sâu vào nền kinh tế Eurozone càng trở nên xa vời. Theo Viện Nghiên cứu HIS Global Insight Howard, tỷ lệ thất nghiệp tại châu Âu có nguy cơ tăng lên tới 12% vào năm 2013.
Chính sách “thắt lưng buộc bụng” khắc khổ mà nhiều nước Eurozone ráo riết áp dụng được cho là nguyên nhân chính khiến hoạt động sản xuất đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, kéo theo nguy cơ suy thoái tại nhiều nước trong khu vực. Các chuyên gia kinh tế kêu gọi chính phủ các nước nới lỏng chi tiêu, khuyến khích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây không phải là điều dễ dàng khi nhiều nền kinh tế Eurozone đang nợ nần chồng chất và không có ngân sách cho các hoạt động thúc đẩy kinh tế. Nhiều nước chi tiêu dựa vào các khoản vay quốc tế có được nhờ cam kết cắt giảm chi tiêu. Tây Ban Nha vừa công bố chương trình cắt giảm chi tiêu trị giá 39 tỷ ơ-rô, đồng thời áp dụng các biện pháp tăng thuế với mong muốn thuyết phục các chủ nợ tin vào khả năng kiểm soát mức độ thâm hụt ngân sách của nước này. Chính phủ Bồ Đào Nha cũng đưa ra kế hoạch tăng thuế đối với một số đối tượng nhằm tăng nguồn thu, đáp ứng các mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách. Đây là điều kiện bắt buộc để Li-xbon được nhận thêm các khoản tiền mới trong gói cứu trợ trị giá 78 tỷ ơ-rô từ Liên hiệp châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Thực tế cho thấy, chính sách “thắt lưng buộc bụng” triền miên khiến các nền kinh tế yếu của châu Âu gánh các khoản nợ ngày càng chồng chất, nguy cơ suy thoái ngày một gần. Hơn nữa, chính sách này kéo theo nhiều vấn đề xã hội, điển hình là các cuộc biểu tình rầm rộ của người dân. Thời gian qua, hàng chục nghìn người đã đổ ra các đường phố châu Âu phản đối chính sách chi tiêu khắc khổ của chính phủ. Biểu tình thậm chí biến thành bạo lực khi người biểu tình đụng độ lực lượng cảnh sát. Ủy ban châu Âu cảnh báo, Eurozone đang tiến dần đến bờ vực bất ổn kinh tế và xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, không giải pháp nào là dễ dàng cho cuộc khủng hoảng ở Eurozone. Tuy nhiên, đẩy lùi tình trạng thất nghiệp là bài toán các nước buộc phải tìm ra lời giải trước tiên vì, dù phải chịu đựng chính sách chi tiêu khắc khổ của chính phủ, người dân vẫn cần có việc làm để bảo đảm các nhu cầu cơ bản.
Theo Nhandan
Ý kiến ()