EU tháo "nút thắt cổ chai" về ngân sách
Những bất đồng về vấn đề ngân sách vốn như một "nút thắt cổ chai" trong nghị trình của các hội nghị cấp cao gần đây của Liên hiệp châu Âu (EU), cuối cùng đã được dỡ bỏ tại Hội nghị của 27 nước EU ở Brúc-xen (Bỉ) vừa qua. Việc EU thông qua ngân sách giai đoạn 2014-2020 không chỉ góp phần xác lập nền tảng tài chính vững chắc cho toàn khối, mà còn là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các nhà lãnh đạo ở "lục địa già" đã đoàn kết, nhất trí hơn trong cuộc chiến chống "căn bệnh nợ công" vẫn đang hoành hành dữ dội.tin Roi-tơ cho biết, phải trải qua 26 giờ gần như thảo luận liên tục, các nhà lãnh đạo EU mới đạt được nhất trí về ngân sách của khối giai đoạn 2014-2020, kể cả về các khoản cắt giảm, hoàn trả, các món quà đặc biệt và những khoản ưu tiên chi tiêu. Theo đó, EU nhất trí cắt giảm 34 tỷ ơ-rô trong các khoản thực chi trong bảy năm tới, xuống còn 908 tỷ ơ-rô. Đây là lần đầu khối này cắt giảm ngân sách trong...
tin Roi-tơ cho biết, phải trải qua 26 giờ gần như thảo luận liên tục, các nhà lãnh đạo EU mới đạt được nhất trí về ngân sách của khối giai đoạn 2014-2020, kể cả về các khoản cắt giảm, hoàn trả, các món quà đặc biệt và những khoản ưu tiên chi tiêu. Theo đó, EU nhất trí cắt giảm 34 tỷ ơ-rô trong các khoản thực chi trong bảy năm tới, xuống còn 908 tỷ ơ-rô. Đây là lần đầu khối này cắt giảm ngân sách trong lịch sử 56 năm tồn tại. Cụ thể, khoản cắt giảm lớn nhất nằm trong lĩnh vực nông nghiệp, còn phần ngân sách duy nhất được tăng đáng kể là dành cho “cạnh tranh vì tăng trưởng và việc làm”.
EU thông qua được ngân sách chung tại kỳ họp cấp cao lần này là một thành công ngoài dự đoán của dư luận. Bởi, nhiều nhà phân tích không dám tin vào một “kết thúc có hậu” của Hội nghị cấp cao EU, khi mà trong thời gian gần đây, vấn đề ngân sách chung luôn “nóng” cả trong và ngoài phòng họp của các quan chức EU. Trong bối cảnh kinh tế cả khu vực đều khó khăn, “lá lành” khó “đùm lá rách”, các nhóm nước thành viên, vì lợi ích của mình, đã có quan điểm rất khác nhau về vấn đề đóng góp và phân chia “miếng bánh” ngân sách của toàn khối giai đoạn 2014-2020.
Với 27 thành viên, nhưng cho đến trước khi khai mạc Hội nghị cấp cao, chỉ có 15 nước trong EU được cho là ủng hộ đề xuất ngân sách 1.040 tỷ ơ-rô của Ủy ban châu Âu (EC), còn những nền kinh tế lớn nhất liên minh này đã cảnh báo sẽ phủ quyết dự thảo ngân sách khi thấy phần đóng góp của mình tăng lên. Thời gian qua, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển và Áo đều đã thương lượng về mức cắt giảm phần đóng góp cho ngân sách EU, với lý do họ phải đóng góp cho khối quá nhiều, trong khi vẫn phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm thoát khỏi giai đoạn khó khăn hiện nay. Thủ tướng Đan Mạch H.Smít thậm chí còn cảnh báo sẽ phủ quyết kế hoạch ngân sách EU giai đoạn 2014-2020 nếu nước này không được giảm trừ 174 triệu USD/năm tiền đóng góp cho ngân sách này. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Đ.Ca-mê-rôn cũng khẳng định lập trường của Luân Đôn sẽ không ủng hộ bất kỳ đề xuất nào về việc tăng ngân sách EU trong giai đoạn tới…
Không chỉ chia rẽ về trách nhiệm đóng góp, ngay trước thềm hội nghị cấp cao lần này, các nhà lãnh đạo EU còn chưa thống nhất quan điểm về việc phân bổ chi ngân sách như thế nào đối với những khoản chi bị cắt giảm. I-ta-li-a và Pháp – hai thành viên có mức đóng góp lớn cho ngân sách EU, đã kêu gọi thiết lập một hệ thống chung minh bạch, cho phép bất kỳ nước nào nếu đáp ứng các tiêu chí hiện tại đều có thể yêu cầu được đền bù.
Tuy nhiên, dù thảo luận căng thẳng, song tại hội nghị cấp cao vừa qua, các nhà lãnh đạo EU cuối cùng đã đi đến thỏa hiệp và tháo gỡ được “nút thắt cổ chai” về ngân sách của toàn khối cho giai đoạn tới. Ngân sách này được thỏa thuận trên cơ sở định mức mà Chủ tịch Hội đồng châu Âu Van Rôm-pơi đã đưa ra là 973 tỷ ơ-rô cho cả giai đoạn 2014-2020 của EU (chiếm 1,01% GDP của EU), thấp hơn khoảng 77 tỷ ơ-rô so với dự thảo ngân sách của EC, chưa kể khoản cắt giảm ngoài ngân sách 3,4 tỷ ơ-rô cho hoạt động của Quỹ Phát triển châu Âu.
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị cấp cao EU lần này, ông Van Rôm-pơi đã nhấn mạnh rằng, ngân sách nói trên của toàn khối không chỉ thể hiện sự “hy sinh” của các nước thành viên thông qua các khoản cắt giảm, mà còn thể hiện quyết tâm giải quyết “bão nợ công” đang hoành hành tại châu Âu, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng và việc làm trong toàn khối. Ông cũng thúc giục Nghị viện châu Âu (EP) nhất trí với ngân sách này, đồng thời nêu rõ rằng, đây là ngân sách hướng tới tương lai, thiết thực và có tính tới những nhu cầu cấp bách.
Các nước EU vừa vượt qua một năm 2012 đen tối với suy thoái kinh tế lan rộng và bước vào năm 2013 với ngổn ngang thách thức phía trước. Song, việc các nhà lãnh đạo EU gần đây đã gạt bỏ được những bất đồng trong các vấn đề kinh tế lớn của khu vực như: cứu trợ Hy Lạp, Tây Ban Nha và lần này là nhất trí về ngân sách chung, đang giúp nhen nhóm lên “ánh sáng cuối đường hầm” cùng hy vọng, niềm tin về sự phục hồi kinh tế toàn khu vực trong năm 2013 này.
Theo Nhandan
Ý kiến ()