Châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi Tòa án Hiến pháp LB Đức thông qua quỹ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) và Hiệp ước Tài chính châu Âu (EFP). Với phán quyết này của Tòa án Hiến pháp Đức, nước đóng góp lớn nhất cho ESM, trở ngại lớn đã được dẹp bỏ, giúp EU tạm thời có đủ công cụ pháp lý và phương tiện tài chính để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.Tòa án Hiến pháp LB Đức đã bác kiến nghị của đảng Die linke cực tả và đảng Ba-va-ri-a cáo buộc ESM và EFP của Liên hiệp châu Âu (EU) vi phạm luật pháp Đức. Quyết định này mở đường cho Tổng thống Đức G.Ga-úc phê chuẩn ESM và EFP, đồng thời thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Đức nói riêng và châu Âu nói chung trong cuộc chiến chống khủng hoảng nợ công, được dự báo là không thể kết thúc trong "một sớm một chiều". Cho dù tòa án này khống chế khoản đóng góp của Đức cho ESM không vượt quá 190 tỷ ơ-rô, nhưng điều đó cũng là quá tốt cho Khu vực đồng ơ-rô...
Châu Âu thở phào nhẹ nhõm khi Tòa án Hiến pháp LB Đức thông qua quỹ Cơ chế bình ổn châu Âu (ESM) và Hiệp ước Tài chính châu Âu (EFP). Với phán quyết này của Tòa án Hiến pháp Đức, nước đóng góp lớn nhất cho ESM, trở ngại lớn đã được dẹp bỏ, giúp EU tạm thời có đủ công cụ pháp lý và phương tiện tài chính để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Tòa án Hiến pháp LB Đức đã bác kiến nghị của đảng Die li nke cực tả và đảng Ba-va-ri-a cáo buộc ESM và EFP của Liên hiệp châu Âu (EU) vi phạm luật pháp Đức. Quyết định này mở đường cho Tổng thống Đức G.Ga-úc phê chuẩn ESM và EFP, đồng thời thể hiện quyết tâm và nỗ lực của Đức nói riêng và châu Âu nói chung trong cuộc chiến chống khủng hoảng nợ công, được dự báo là không thể kết thúc trong “một sớm một chiều”. Cho dù tòa án này khống chế khoản đóng góp của Đức cho ESM không vượt quá 190 tỷ ơ-rô, nhưng điều đó cũng là quá tốt cho Khu vực đồng ơ-rô (Eurozone), trong bối cảnh các nước thành viên EU có dấu hiệu chia rẽ và phân tán trong các biện pháp đối phó khủng hoảng. Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức được ví như lời kêu gọi các nước còn lại trong EU nhanh chóng phê chuẩn ESM và EFP, để ESM có thể chính thức đi vào hoạt động tháng 10 tới và EFP từ đầu năm 2013.
ESM và EFP được coi là hai công cụ pháp lý quan trọng, nhằm giúp EU đối phó cơn bão nợ công. EFP, được soạn thảo theo sáng kiến của Đức và Pháp, nhằm siết chặt kỷ luật ngân sách các nước thành viên EU. Văn kiện này dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2013, nếu được ít nhất 12 nước EU phê chuẩn. Còn ESM, có quy mô 500 tỷ ơ-rô, đáng lẽ phải thay thế Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF), vốn đã hết hiệu lực hoạt động từ ngày 1-7. Tuy nhiên, do chưa được các nước thành viên, đặc biệt là Đức, nước đóng góp gần một nửa, phê chuẩn nên ESM thực chất vẫn chỉ là một quỹ treo. Nhưng dù sao, đây cũng là tin mừng đối với các nước đang trông chờ các khoản cứu trợ tài chính của EU như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Síp…
Trong khi đó, “cơn sốt” nợ công ở châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và tiếp diễn phức tạp. Bức tranh kinh tế châu Âu vẫn phủ gam màu xám. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã hạ triển vọng thanh toán nợ dài hạn của EU từ mức ổn định xuống tiêu cực. Trước đó, Moody’s đã hạ mức tín nhiệm triển vọng thanh toán nợ của Đức, Pháp, Anh và Hà Lan, bốn nước chiếm 45% thu nhập ngân sách của EU, xuống mức tiêu cực, đồng thời cảnh báo tốc độ tăng trưởng GDP ở mức thấp đối với phần lớn nước thành viên EU. Trong đó, kinh tế I-ta-li-a, nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone, được dự báo tiếp tục suy thoái trong hai năm tới, với mức nợ công “khủng” lên tới 1.960 tỷ ơ-rô, và bị đánh giá là một “mắt xích dễ vỡ” trong Eurozone, có nguy cơ nối gót Hy Lạp bất cứ lúc nào.
Bộ ba cứu trợ quốc tế, gồm EU, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) vừa kết thúc đợt kiểm toán tài chính và các biện pháp cải cách ở Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Với “tâm bão” Hy Lạp, dù đã nhận được kết quả kiểm toán, nhưng EU và IMF vẫn chưa đưa ra quyết định giải ngân khoản tài chính 31,5 tỷ ơ-rô trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ ơ-rô. Nếu không nhận được khoản cứu trợ trên, A-ten sẽ đối mặt nguy cơ vỡ nợ ngay trong mùa thu này, trong bối cảnh ngân khố nước này cạn kiệt. EU viện lý do chờ Hy Lạp trình báo cáo về chương trình “thắt lưng, buộc bụng”, nhằm tiết kiệm 11,5 tỷ ơ-rô giai đoạn 2013-2014 theo yêu cầu của EU. Trong một động thái mới nhất, EU và IMF tuyên bố sẽ gia hạn thời gian và nới rộng một số điều kiện cho Hy Lạp thực thi các biện pháp cải cách kinh tế, để đổi lấy khoản cứu trợ tài chính. Tuy nhiên, các biện pháp khắc khổ như sa thải công chức, cắt giảm lương và các chế độ trợ cấp xã hội, y tế, hưu trí… là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa EU và A-ten, bởi làn sóng phản đối các biện pháp này không ngừng dâng cao ở Hy Lạp đã gây sức ép mạnh mẽ đối với Chính phủ của Thủ tướng A.Xa-ma-rát. Nhưng EU luôn khẳng định bằng mọi giá “giữ chân” Hy Lạp ở lại Eurozone, nhằm tránh xảy ra một hiệu ứng sụp đổ dây chuyền đối với cả EU. Theo báo cáo của Cục Thống kê Hy Lạp (ELSTAT), nợ công của nước này vẫn ở mức cao “ngất ngưởng” 165,3% GDP (tương đương 355,6 tỷ ơ-rô); thâm hụt ngân sách 9,1% GDP, giảm so mức 15,6% GDP năm 2009, nhưng vẫn cao gấp ba lần mức quy định 3% GDP của EU. Bộ ba chủ nợ cũng nhất trí nới lỏng chỉ tiêu thâm hụt ngân sách cho Bồ Đào Nha từ 4,5% GDP lên 5% GDP trong năm 2012, nhằm tạo điều kiện cho Li-xbon đáp ứng yêu sách của EU để nhận gói cứu trợ 78 tỷ ơ-rô.
Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức thông qua ESM và EFP, ngoài việc rót thêm tiền cho cuộc chiến đối phó nợ công, từ 240 tỷ ơ-rô của quỹ EFSF lên 500 tỷ ơ-rô của ESM, còn là động thái chứng tỏ sự đoàn kết và đồng tâm hiệp lực trong EU. Đây là điều quan trọng nhất trong thời điểm khó khăn này, bởi chỉ có sự kết dính trong kết cấu, ngôi nhà chung EU mới mong trụ vững trước cơn bão nợ công.
Theo Nhandan
Ý kiến ()