ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên của Ma-li
Theo Tân Hoa xã, ngày 28-3, trong cuộc họp khẩn cấp tại A-bi-giăng (Cốt Đi-voa), các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Ma-li, và cử một phái đoàn gồm sáu nguyên thủ quốc gia tới Ma-li.Tổng thống Buốc-ki-na Pha-xô B.Côm-pao-rơ được chỉ định làm nhà trung gian hòa giải nhằm khôi phục hòa bình tại Ma-li. ECOWAS cảnh báo sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để dập tắt cuộc bạo loạn nếu nhóm quân sự làm đảo chính tại Ma-li không trao trả quyền lực cho Tổng thống hợp hiến của nước này A.Tu-rê. Thông báo trên truyền hình quốc gia, lực lượng đảo chính tại Ma-li, tự xưng là ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục nhà nước (CNRDRE), đã thông qua hiến pháp mới, sau khi CNRDRE đã đình chỉ hiến pháp hiện hành. Đồng thời, CNRDRE đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên toàn quốc được áp dụng từ ngày 22-3 và mở cửa trở lại tất cả tuyến biên giới của Ma-li từ ngày 28-3.* Xung đột giữa Xu-đăng...
Theo Tân Hoa xã, ngày 28-3, trong cuộc họp khẩn cấp tại A-bi-giăng (Cốt Đi-voa), các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Ma-li, và cử một phái đoàn gồm sáu nguyên thủ quốc gia tới Ma-li.
Tổng thống Buốc-ki-na Pha-xô B.Côm-pao-rơ được chỉ định làm nhà trung gian hòa giải nhằm khôi phục hòa bình tại Ma-li. ECOWAS cảnh báo sẽ không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để dập tắt cuộc bạo loạn nếu nhóm quân sự làm đảo chính tại Ma-li không trao trả quyền lực cho Tổng thống hợp hiến của nước này A.Tu-rê. Thông báo trên truyền hình quốc gia, lực lượng đảo chính tại Ma-li, tự xưng là ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục nhà nước (CNRDRE), đã thông qua hiến pháp mới, sau khi CNRDRE đã đình chỉ hiến pháp hiện hành. Đồng thời, CNRDRE đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên toàn quốc được áp dụng từ ngày 22-3 và mở cửa trở lại tất cả tuyến biên giới của Ma-li từ ngày 28-3.
* Xung đột giữa Xu-đăng và Nam Xu-đăng leo thang tại khu vực biên giới sau khi hai nước này đình chỉ cuộc gặp cấp cao, dự kiến diễn ra ngày 3-4, giữa Tổng thống Xu-đăng Ô.Ba-si-a và người đồng cấp X.Ki-a.
Ngày 28-3, Bộ Thông tin Nam Xu-đăng tố cáo máy bay chiến đấu của Xu-đăng đã bắn phá các khu vực nhiều dầu mỏ ở nước này. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Xu-đăng khẳng định, đây là phản ứng của Xu-đăng sau khi quân đội Nam Xu-đăng tiến công bằng vũ khí hạng nặng nhằm vào một giếng dầu ở khu vực tranh chấp He-li. Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi hai nước kiềm chế, đối thoại hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp và tổ chức hội nghị cấp cao.
Theo Nhandan
Ý kiến ()