LSO-Nghị quyết 14-NQ/TU ngày 19/4/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn như một luồng gió lành thổi về tất cả các làng quê. Từ đây đã mở ra một hướng mới cho giao thông nông thôn, giao thông phát triển làm nông thôn ngày một đổi mới, con đường vươn lên làm giàu như thuận lợi, gần với người dân hơn.Mở đường vào thôn Lân Châu xã Hữu LiênCon đường ở nông thôn miền núi nói chung không chỉ là để lưu thông, đi lại, làm giàu mà còn tạo nên các điểm tiếp xúc, giao lưu văn hoá vùng miền, đảm bảo an sinh xã hội cũng như giữ gìn an ninh quốc phòng. Xác định giao thông nông thôn ở Lạng Sơn hoàn thiện sẽ nối gần 3.000 điểm dân cư, là mạch động lực trực tiếp cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đó cũng là sự quan tâm mong mỏi của đông đảo quần chúng nhân dân. Nghị quyết 14 về đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao thông vận tải đường bộ đến hết năm 2010 đã là động lực...
LSO-Nghị quyết 14-NQ/TU ngày 19/4/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn như một luồng gió lành thổi về tất cả các làng quê. Từ đây đã mở ra một hướng mới cho giao thông nông thôn, giao thông phát triển làm nông thôn ngày một đổi mới, con đường vươn lên làm giàu như thuận lợi, gần với người dân hơn.
|
Mở đường vào thôn Lân Châu xã Hữu Liên |
Con đường ở nông thôn miền núi nói chung không chỉ là để lưu thông, đi lại, làm giàu mà còn tạo nên các điểm tiếp xúc, giao lưu văn hoá vùng miền, đảm bảo an sinh xã hội cũng như giữ gìn an ninh quốc phòng. Xác định giao thông nông thôn ở Lạng Sơn hoàn thiện sẽ nối gần 3.000 điểm dân cư, là mạch động lực trực tiếp cho sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đó cũng là sự quan tâm mong mỏi của đông đảo quần chúng nhân dân. Nghị quyết 14 về đẩy mạnh phát triển mạng lưới giao thông vận tải đường bộ đến hết năm 2010 đã là động lực thúc đẩy giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn trên toàn địa bàn phát triển. Ngay sau khi Nghị quyết ra đời đã được các cấp ngành và người dân rất mực ủng hộ nên cho đến nay giao thông vận tải trên toàn tỉnh đã có bước tiến vượt bậc. Đã huy động toàn dân xã hội hoá công tác làm đường giao thông nông thôn, nâng cấp sửa chữa nhiều tuyến đường, huy động các nguồn lực, các nguồn vốn như JiBic, ODA, WB, các nguồn vốn kết dư của nhiều dự án, vốn theo các chương trình 135, vốn huy động trong dân, nhà nước và nhân dân cùng làm. Toàn tỉnh đã nâng cấp sửa chữa 397,58 km đường; bê tông, nhựa hoá gần 100 km đường liên huyện, nâng cấp sửa chữa 412,41 km đường liên xã; sửa chữa nâng cấp 1.520,74 km đường liên thôn bản, bê tông hoá 329,56 km, làm mới 247 cầu nông thôn. Vốn đầu tư đạt 62,25 tỷ đồng mỗi năm, trong đó nhân dân đóng góp hàng chục tỷ đồng.
Có được những kết quả ấy ngoài việc thống nhất nhận thức, xã hội hoá, còn có sự quyết tâm đóng góp không nhỏ của nhân dân. Nhiều vùng nhân dân đã tự giác làm đường, làm cầu như ở Chi Lăng, Hữu Lũng, thành phố Lạng Sơn, Cao Lộc, Văn Quan, Tràng Định…Có những xã như Chi Lăng huyện Chi Lăng, nhân dân đã tự xây dựng được tới 3 cây cầu tổng trị giá trên 1 tỷ đồng; xã Đề Thám huyện Tràng Định, nhân dân tự góp hàng trăm triệu đồng làm đường; xã Hoà Bình huyện Văn Quan đã xuất hiện tấm gương làm đường cho dân đi… Nghị quyết 14, đã huy động sức dân, hoàn thành những cây cầu dân sinh bắc qua sông, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế. Cùng với đó là hàng loạt các đường giao thông thôn, bản được bê tông hoá, phong trào bê tông hoá đường thôn đã lan rộng đến tận vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
|
Nông dân Lộc Bình khai thác vật liệu làm đường GTNT Ảnh: Lê Minh |
Rất nhiều địa phương có phong trào làm đường nông thôn, phát huy xã hội hoá, đa dạng hoá hình thức làm đường, từ dân tự đóng góp, nhà nước và nhân dân cùng làm, thôn, dòng họ, gia đình tự làm, thậm chí có cá nhân đứng ra làm đường, hay hiến đất mở đường như ở các xã Tân Liên, Công Sơn huyện Cao Lộc; An Hùng huyện Văn Lãng…Vì vậy bên cạnh những tuyến đường hiện đại còn có những con đường thôn được người dân tự xây dựng. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 14, nhiều vùng nông thôn đời sống kinh tế khá hẳn lên, số hộ mua sắm máy nông cụ ngày càng nhiều. Ông La Thanh Tịnh, Trưởng phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Văn Quan cho biết, khi đường thôn được nâng cấp, người dân tích cực lao động sản xuất hơn, đầu tư máy móc, phương tiện nhiều hơn, từ đó nhân dân có điều kiện giải phóng sức lao động, vươn lên làm giàu. Những con đường mới mở đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, đấy chính là thành công bước đầu của chặng đường hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Sau 3 năm thực Nghị quyết 14 về phát triển giao thông, diện mạo nông thôn trong toàn tỉnh ngày càng đổi mới, con đường đã nối những niềm vui lan toả khắp các vùng quê. Thành công ấy tiếp tục tạo niềm tin, tạo hướng đi đúng để Lạng Sơn phát triển mạng lưới giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Nhật Anh
Ý kiến ()