Đụng độ nghiêm trọng nhiều nơi ở thủ đô Senegal
Ngày 18/2, cảnh sát chống bạo động tại Senegal đã phải sử dụng đạn hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình phản đối việc Tổng thống đương nhiệm, ông Abdoulaye Wade, tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử ngày 26/2 tới. Các cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra rầm rộ tại nhiều khu vực quanh thủ đô Dakar suốt 4 ngày qua, làm 4 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Trong cuộc biểu tình ngày 18/2, những người biểu tình quá khích đã đội mũ trùm kín mặt ném đá vào cảnh sát, đốt phá nhiều tài sản công và tư. Họ ra sức chống đối lực lượng an ninh để tiến vào thủ đô Dakar, nơi phe đối lập bị cấm biểu tình. Quyết định của Tòa án tối cao nước này chấp thuận ông Wade, 85 tuổi, tiếp tục là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới được coi là nguyên nhân chính làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối tại quốc gia được cho là có nền dân chủ tương đối mạnh này. Nếu chiến thắng trong...
Ngày 18/2, cảnh sát chống bạo động tại Senegal đã phải sử dụng đạn hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông biểu tình phản đối việc Tổng thống đương nhiệm, ông Abdoulaye Wade, tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trong cuộc bầu cử ngày 26/2 tới.
Các cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra rầm rộ tại nhiều khu vực quanh thủ đô Dakar suốt 4 ngày qua, làm 4 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Trong cuộc biểu tình ngày 18/2, những người biểu tình quá khích đã đội mũ trùm kín mặt ném đá vào cảnh sát, đốt phá nhiều tài sản công và tư. Họ ra sức chống đối lực lượng an ninh để tiến vào thủ đô Dakar, nơi phe đối lập bị cấm biểu tình.
Quyết định của Tòa án tối cao nước này chấp thuận ông Wade, 85 tuổi, tiếp tục là ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới được coi là nguyên nhân chính làm dấy lên làn sóng biểu tình phản đối tại quốc gia được cho là có nền dân chủ tương đối mạnh này.
Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử tới, đây sẽ là nhiệm kỳ 7 năm lần thứ ba của ông Wade ở cương vị tổng thống.
Sáng 18/2, khoảng 23.000 cảnh sát và binh lính quân đội đã bắt đầu đi bỏ phiếu sớm. Các quan sát viên của Liên minh châu Âu cho biết tiến trình bỏ phiếu đã diễn ra đúng dự kiến và an toàn.
Senegal là quốc gia Tây Phi có nền chính trị khá ổn định và chưa xảy ra bất kỳ cuộc đảo chính quân sự nào kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1960.
Trước đó, Hội đồng Hiến pháp Senegal đã sửa đổi Hiến pháp, theo đó quy định một tổng thống chỉ được điều hành đất nước tối đa hai nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, ông Wade cho rằng quy định này không có hiệu lực đối với hai nhiệm kỳ vừa qua của ông, do đó ông được quyền tranh cử hai nhiệm kỳ nữa kể từ năm 2012.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()