Đừng coi thường lạm phát do tâm lý
Trong vài năm gần đây, triển vọng kinh tế Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư quốc tế đã xấu đi nhiều khi liên tiếp bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm. Đã đến lúc, Việt Nam cần gác lại tham vọng tăng trưởng cao trước mắt để giải quyết những bất ổn nội tại.Lạm phát cao do tâm lý sợ lạm phát Kinh tế Việt Nam năm 2011 tiếp tục có những biến động lớn bất thường và một trong những vấn đề nổi cộm nhất lạm phát tăng cao. Trong 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 10% và tăng tới 17,51% tính theo năm. Nhìn lại toàn bộ quá trình cải cách kinh tế Việt Nam, lạm phát đã luôn là một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất, làm tổn thương nhất đối với nền kinh tế. Tâm lý người dân rất nhạy cảm với lạm phát và thường có phản ứng quá mức càng đẩy lạm phát lên cao. Đây là một khó khăn làm giảm hiệu quả của chính sách điều hành. Trong khi đó, các phản ứng của Chính phủ chống lại lạm phát...
Trong vài năm gần đây, triển vọng kinh tế Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư quốc tế đã xấu đi nhiều khi liên tiếp bị hạ bậc xếp hạng tín nhiệm. Đã đến lúc, Việt Nam cần gác lại tham vọng tăng trưởng cao trước mắt để giải quyết những bất ổn nội tại.
Lạm phát cao do tâm lý sợ lạm phát
Kinh tế Việt Nam năm 2011 tiếp tục có những biến động lớn bất thường và một trong những vấn đề nổi cộm nhất lạm phát tăng cao. Trong 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 10% và tăng tới 17,51% tính theo năm.
Nhìn lại toàn bộ quá trình cải cách kinh tế Việt Nam, lạm phát đã luôn là một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất, làm tổn thương nhất đối với nền kinh tế. Tâm lý người dân rất nhạy cảm với lạm phát và thường có phản ứng quá mức càng đẩy lạm phát lên cao. Đây là một khó khăn làm giảm hiệu quả của chính sách điều hành.
Trong khi đó, các phản ứng của Chính phủ chống lại lạm phát thường chậm và thụ động, chính sách điều hành không nhất quán, khiến người dân càng mất niềm tin vào hiệu quả chính sách. Điều này thể hiện qua những cơn sốt của thị trường vàng, đô la, hay bất động sản trong thời gian qua khi người dân đổ xô đầu tư và găm giữ các loại tài sản khác thay thế tiền đồng.
Để giải bài toán lạm phát cần xét đến hai yếu tố. Về yếu tố cung, chúng ta gần như không thể kiểm soát được khi giá cả thế giới tăng cao bất thường, mà chính phủ thiếu các công cụ điều chỉnh như trợ giá (chúng ta đang bỏ dần trợ giá cho những mặt hàng như điện, xăng dầu…), kho dự trữ hàng hoá lớn, hay giảm thuế (nhiều mặt hàng đã giảm thuế xuống bằng 0).
Về yếu tố cầu, chúng ta buộc phải giảm đầu tư, giảm tiêu dùng, thắt chắt tài khoá, thắt chặt tiền tệ. Ở đây, bài toán khó là chúng ta chấp nhận đánh đổi tăng trưởng đến mức nào để kìm chế lạm phát.
Lạm phát ở Việt Nam còn có lý do sâu xa từ mô hình tăng trưởng dựa theo sự phát triển theo chiều rộng, bằng sự gia tăng của các yếu tố đầu vào, chủ yếu là vốn, mà nguồn vốn không phải lúc nào cũng sử dụng hiệu quả.
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát từ năm 1995 đến 2009. Nguồn: Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành – VEPR |
Chính sách đừng “giật cục”
Theo đề xuất của nhóm chuyên gia từ VEPR, tính ổn định và độ tin cậy vào chính sách đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định mức lạm phát hiện tại. Bởi như đã nói, người dân có thường có ấn tượng về lạm phát trong quá khứ và tự kỳ vọng nhạy cảm về lạm phát tương lại. Mà kỳ vọng lạm phát này tác động nhanh và trực tiếp đến mức giá chung, tạo thành mặt bằng giá mới, trước cả khi lạm phát phản ánh vào giá sản xuất khoảng 3 – 4 tháng.
Để chống lạm phát hiệu quả, Chính phủ cần tăng uy tín trong việc cam kết chống lạm phát lâu dài và trước hết phải giữ được mức lạm phát thấp ít nhất 6 tháng để lấy lại niềm tin của công chúng về một môi trường giá cả ổn đinh. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải kiên nhẫn trong quá trình chống lạm phát.
Lạm phát Việt Nam và một số nước từ năm 2000 – 2009. Nguồn: Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành – VEPR |
Về điều hành chính sách, một hiện tượng thường thấy ở nước ta là khi cần thì “thắt quá chặt” và sau đó lại “mở quá lỏng”. Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, cách điều hành chính sách “giật cục” như vậy đã xảy ra trong năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm khi lạm phát có dấu hiệu tăng nóng thì chính sách tiền tệ thắt chặt, sau đó 6 tháng cuối năm dưới sức ép của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thì lại được nới lỏng. Kết quả là trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 10%, tăng trưởng cung tiền chỉ đạt 7%, trong khi 6 tháng còn lại tăng trưởng tín dụng lên tới 31%, tăng trưởng cung tiền lên tới 28%.
Tình trạng đó có dấu hiệu tiếp tục trong năm nay. Từ đầu năm tăng trưởng tiền tệ 4 tháng chỉ có 1% và tăng trưởng tín dụng chỉ 4%. Tình trạng này khiến hoạt động sản xuất kinh doanh rất khó khăn, đẩy nhiều doanh nghiệp đến bên bờ phá sản. Theo ông Nghĩa, q uá trình thắt chặt cần bài bản và phân bố đều cho cả năm, để tránh ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh.
Một điều đáng lưu ý nữa là Chính phủ nên có những cam kết mạnh mẽ trong việc chống lạm phát ngay khi lạm phát đang thấp và ổn định, bởi lẽ thực tế trong những năm qua cho thấy chúng ta thường có khuynh hướng ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhiều hơn mà coi nhẹ những bất ổn vĩ mô.
Theo ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi xử lý các giải pháp tình thế, cũng cần phải xử lý song song cả các giải pháp cơ bản, nếu không lạm phát chu kỳ sẽ tiếp tục tái diễn, rồi chúng ta lại hy sinh tăng trưởng để kìm chế lạm phát, rồi lại nới lỏng chính sách để thúc đẩy tăng trưởng trở lại….
Với những biện pháp quyết liệt hiện nay của chính phủ, theo dự đoán, lạm phát trong những tháng tới sẽ giảm dần. Việc tập trung vào kìm chế lạm phát sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng khi lạm phát được kìm chế thì tăng trưởng sẽ trở lại ổn định và mang tính bền vững hơn.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()