Dùng 800 từ hàng ngày dễ thất nghiệp
Theo một cuộc khảo sát mới đây, số lượng từ vựng mà một bạn trẻ sử dụng hàng ngày chỉ chưa đến 800 từ, trong đó đã bao gồm những từ như à, ừ, có, không…
Các bạn trẻ còn có xu hướng sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ của riêng mình, được gọi là ngôn ngữ “xì tin”. Các thể loại ngôn ngữ mới này được sử dụng phổ biến trong các tin nhắn điện thoại hoặc các trang mạng xã hội như Facebook, MySpace hay các phòng chat Internet như MSN…
Một số ngôn ngữ sáng tạo mới của giới trẻ nước Anh |
Chính vì vậy, chuyên gia này đã lên kế hoạch về việc mở một chiến dịch vận động quốc gia vào năm tới để giúp cho trẻ em có thể sử dụng và phát huy hết tiềm năng ngôn ngữ của mình. Điều đó sẽ giúp các em không phải gặp những trở ngại khi giao tiếp với các bạn cùng lớp hay với các đồng nghiệp tại nơi làm việc sau này.
Chiến dịch này sẽ nhắm vào các học sinh cấp 1 và cấp 2. Bà dự định sẽ để cho các em nhỏ đến tham quan một số công sở và tự quay những đoạn video để các em có thể thấy được cách thức mọi người sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp tại nơi làm việc như thế nào. Sau đó các em có thể tải chúng lên YouTube để các bạn khác cũng có thể học tập.
Hạn chế trong giao tiếp khiến giới trẻ gặp khó khăn trong phỏng vấn việc làm |
Ti – vi hạn chế phát triển ngôn ngữ
Trong khi đó, theo nghiên cứu của trường đại học Sheffield, kho ngôn ngữ của trẻ có thể phát triển lên đến 40.000 từ vựng khi các em đến 16 tuổi. Và con số đó có thể lên đến 60.000 từ hoặc nhiều hơn thế nữa sau khi các em tốt nghiệp. Vì vậy con số 800 từ mà các em sử dụng thực sự là quá ít ỏi.
Bà Gross cũng đưa ra kết quả của một cuộc khảo sát ở lứa tuổi nhỏ hơn. Hàng nghìn trẻ em gặp khó khăn trong việc học nói do gia đình thường bật ti – vi liên tục. Gần 1/4 các bé trai và cứ 1 trong số 7 bé gái gặp các rắc rối về việc phát triển ngôn ngữ do tiếng ồn ti vi, khiến các bé không thể giao tiếp và hiểu được những người xung quanh mình.
Chính vì vậy, chuyên gia tư vấn khuyên các bậc cha mẹ hãy hạn chế mở ti – vi, không để các em dán mắt vào màn hình một cách thụ động. Thay vào đó, nên khuyến khích các em chủ động giao tiếp bằng cách tham gia các cuộc trò chuyện của gia đình.
Tuy nhiên, David Crystal, GS danh dự ngôn ngữ tại trường đại học Bangor tại xứ Wales lại có quan điểm khác. Ông cho rằng các chuyên gia thường không hiểu sự phức tạp trong ngôn ngữ tuổi “teen”. Vì vậỵ, họ thường phán xét chúng theo tiêu chuẩn của riêng họ.
“Vấn đề thực tế ở đây là tại sao mọi người thường phản đối hoặc cảm thấy khó chịu khi thấy các em sử dụng các kiểu ngôn ngữ hip-hop hay các kiểu ngôn ngữ phi chính trị khác. Thiết nghĩ, các em chỉ cần diễn đạt được một cách rõ ràng, thành thạo về các chủ đề mà các em ưa thích là được rồi”.
Ý kiến ()