Ðưa vào sử dụng bảy cầu trên quốc lộ 1, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ
Bộ Giao thông vận tải vừa đưa vào sử dụng bảy cầu mới từ TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) đến đường dẫn cầu Cần Thơ gồm: Ông Me Nhỏ, Lộc Hòa, Phú Quới, Phú An, Ba Càng, Mù U, Rạch Múc trên quốc lộ 1, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ. Các cầu nói trên có tổng chiều dài hơn 700 m, rộng 23 m. Ngoài ra, đoạn đường tránh dài 7,4 km, rộng 11,5 m, kéo dài từ chân cầu Mỹ Thuận đến chân cầu Ông Me Nhỏ, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ cũng sẽ được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Tân Mão. Đến thời điểm đó, các loại xe từ Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, TP Cần Thơ đến TP Hồ Chí Minh sẽ đi theo tuyến đường này, không phải chạy qua nội đô TP Vĩnh Long như trước đây.Theo Bộ Giao thông vận tải, công trình nâng cấp quốc lộ 1, đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ được khởi công ngày 29-3-2008. Toàn tuyến dài 33,4 km, rộng 23 m, có bốn làn xe ô-tô, hai làn xe hai bánh và xe thô sơ, tổng vốn đầu...
Bộ Giao thông vận tải vừa đưa vào sử dụng bảy cầu mới từ TP Vĩnh Long (Vĩnh Long) đến đường dẫn cầu Cần Thơ gồm: Ông Me Nhỏ, Lộc Hòa, Phú Quới, Phú An, Ba Càng, Mù U, Rạch Múc trên quốc lộ 1, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ. Các cầu nói trên có tổng chiều dài hơn 700 m, rộng 23 m. Ngoài ra, đoạn đường tránh dài 7,4 km, rộng 11,5 m, kéo dài từ chân cầu Mỹ Thuận đến chân cầu Ông Me Nhỏ, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ cũng sẽ được đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Tân Mão. Đến thời điểm đó, các loại xe từ Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, TP Cần Thơ đến TP Hồ Chí Minh sẽ đi theo tuyến đường này, không phải chạy qua nội đô TP Vĩnh Long như trước đây.
Theo Bộ Giao thông vận tải, công trình nâng cấp quốc lộ 1, đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ được khởi công ngày 29-3-2008. Toàn tuyến dài 33,4 km, rộng 23 m, có bốn làn xe ô-tô, hai làn xe hai bánh và xe thô sơ, tổng vốn đầu tư là 1.498,1 tỷ đồng, được trích từ nguồn ngân sách và tiền thu phí cầu Mỹ Thuận.
* Ngày 23-1, Dự án thủy điện Đak Đrinh được xây dựng tại lưu vực sông Đak Đrinh, xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (Kon Tum), cách TP Quảng Ngãi về phía tây khoảng 90km đã chính thức khởi công và ngăn sông, xả nước qua cống dẫn dòng. Đây là dự án thủy điện có công suất lớn nhất trong quy hoạch bậc thang thủy điện sông Trà Khúc và cũng là công trình trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo thiết kế, Nhà máy thủy điện Đak Đrinh có hai tổ máy và trạm phân phối 110kV, tổng công suất 125MW, tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức BOO (xây dựng, quản lý và khai thác). Diện tích chiếm đất của dự án khoảng 2.000 ha, trong đó diện tích ngập lòng hồ hơn 900 ha. Khi dự án hoàn thành sẽ phát điện hòa vào lưới điện quốc gia với lượng điện bình quân 540 triệu kWgiờ/năm. Dự án sẽ góp phần tăng lưu lượng cấp nước về mùa hè cho vùng hạ du và cắt lũ cho hạ lưu về mùa lũ lụt; tạo nguồn nước ngọt phục vụ ổn định cho Khu kinh tế Dung Quất. Dự kiến, đến tháng 6-2013 dự án sẽ hoàn thành cơ bản bê-tông nhà máy; tháng 8-2013 sẽ nút cống dẫn dòng và hoàn thành đập dâng, đập tràn; tháng 9-2013 sẽ phát điện tổ máy 1 và đến tháng 12-2013 sẽ phát điện tổ máy 2 và hoàn thành công trình.
Dự án thủy điện Đak Đrinh do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư; Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi) làm tổng thầu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()