Đưa vào hoạt động hệ thống nhà máy sợi công nghệ tiên tiến
Ngày 12/4, tại Khu công nghiệp Dệt may Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy sợi Duy Nam, nâng tổng công suất toàn hệ thống công ty lên 150.000 cọc sợi, tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường hơn 25.000 tấn sợi/năm. Trong đó, 80% sợi phục vụ xuất khẩu, số còn lại cung ứng cho ngành dệt may trong nước, góp phần giải quyết việc làm cho 1.600 lao động.Riêng nhà máy sợi Duy Nam là hệ thống nhà máy kéo sợi thứ 4 có vốn đầu tư gần 20 triệu USD (tương đương gần 400 tỉ đồng). Đây là nhà máy được đầu tư công nghệ tiên tiến chuyên sản xuất các loại sợi 100% cotton chất lượng cao cung ứng cho thị trường khó tính. Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá: Việc đưa hệ thống nhà máy sợi Thiên Nam vào hoạt động đã góp nâng cao năng lực cạnh tranh của sợi Việt Nam trên thị trường trong nước và...
Ngày 12/4, tại Khu công nghiệp Dệt may Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Nam tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động nhà máy sợi Duy Nam, nâng tổng công suất toàn hệ thống công ty lên 150.000 cọc sợi, tạo ra sản phẩm cung ứng cho thị trường hơn 25.000 tấn sợi/năm. Trong đó, 80% sợi phục vụ xuất khẩu, số còn lại cung ứng cho ngành dệt may trong nước, góp phần giải quyết việc làm cho 1.600 lao động.
Riêng nhà máy sợi Duy Nam là hệ thống nhà máy kéo sợi thứ 4 có vốn đầu tư gần 20 triệu USD (tương đương gần 400 tỉ đồng). Đây là nhà máy được đầu tư công nghệ tiên tiến chuyên sản xuất các loại sợi 100% cotton chất lượng cao cung ứng cho thị trường khó tính.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá: Việc đưa hệ thống nhà máy sợi Thiên Nam vào hoạt động đã góp nâng cao năng lực cạnh tranh của sợi Việt Nam trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Lĩnh vực sản xuất sợi là nguyên liệu phụ trợ rất cần thiết đối với ngành dệt may, một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, qua đó góp phần gia tăng khả năng nội địa hóa cho ngành dệt may lên 60% như định hướng mà Bộ Công thương đã đề ra trong thời gian tới; đồng thời giảm thiểu lệ thuộc nhập nguyên phụ liệu ở nước ngoài cũng như tăng tỷ trọng xuất khẩu cho ngành dệt may cả nước.
Hiện nay, ngành dệt may cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 16 tỉ USD, phấn đấu đến năm 2015 nâng lên 20 tỉ USD; trong đó riêng tỉnh Bình Dương chiếm gần 10%, đạt xấp xỉ 1,5 tỉ USD trong năm 2011 và 3 tháng đầu năm nay ngành dệt may tỉnh này xuất khẩu đạt gần 330 triệu USD.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()