LSO-Những năm gần đây, bà con nông dân trong tỉnh nói chung và huyện Cao Lộc nói riêng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… nhờ đó năng suất cây trồng, vật nuôi đều tăng, đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể. Nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả, giàu có. Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, vì thế, để giảm thiểu sự lãng phí, bà con nông dân không nên tự chuyển đổi theo hướng “chạy theo phong trào”.Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới với dân số trên 73.000 người trên 14.000 hộ dân trong đó có gần 12.000 hộ sản xuất nông lâm nghiệp. Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trong sản xuất nông lâm nghiệp và kinh tế nông thôn, các cấp uỷ - chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn...
LSO-Những năm gần đây, bà con nông dân trong tỉnh nói chung và huyện Cao Lộc nói riêng đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… nhờ đó năng suất cây trồng, vật nuôi đều tăng, đời sống của người nông dân đã được cải thiện đáng kể. Nhiều hộ nông dân không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả, giàu có. Tuy nhiên, cũng có không ít mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, vì thế, để giảm thiểu sự lãng phí, bà con nông dân không nên tự chuyển đổi theo hướng “chạy theo phong trào”.
Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới với dân số trên 73.000 người trên 14.000 hộ dân trong đó có gần 12.000 hộ sản xuất nông lâm nghiệp. Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trong sản xuất nông lâm nghiệp và kinh tế nông thôn, các cấp uỷ – chính quyền địa phương đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các đơn vị doanh nghiệp thực hiện chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa những giống cây trồng có năng suất cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con nông dân. Thời gian qua, nhiều vùng đất của bà con nông dân trong huyện nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích hợp, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như bà con ở các xã Gia Cát, Tân Liên… từ khi chuyển đổi một số diện tích từ đất trồng lúa, hoa màu sang trồng lạc phủ nilon đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, thời gian qua ở một số xã trên địa bàn huyện Cao Lộc, bà con nông dân cũng mạnh dạn đưa một số giống cây mới vào trồng, nhưng sự “mạnh dạn” này còn mang tính tự phát, chạy theo “phong trào” – tức là: “nghe” thấy hay thì cứ mua về trồng thử chứ chưa có sự khảo nghiệm của ngành chức năng. Minh chứng cụ thể là ở xã Bình Trung, thời gian qua bà con nông dân đã tự mua giống ngô mới có tên là CP 333 về trồng. Vụ ngô xuân vừa qua ở Bình Trung tuy không thất bại, nhưng kết quả mang lại cũng chưa cao, năng suất của giống ngô CP333 cũng chỉ đạt như một số giống ngô mà bà con đã trồng trước đó.
Qua tìm hiểu, được biết, giống ngô CP 333 là giống ngô lai kép có nguồn gốc từ Thái Lan . Đây là sản phẩm của Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống quốc gia vào tháng 9/2009. Theo cán bộ khuyến nông huyện Cao Lộc cho biết, một số bà con đã nghe nhau tự mua giống ngô mới này về trồng, trong khi giống này chưa được kiểm chứng về hiệu quả tại địa phương, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng giống mới không hợp thổ nhưỡng, năng suất kém, và như vậy bà con nông dân sẽ “tiền mất, tật mang”. Trên thực tế, đã có nơi người nông dân tự đưa giống lúa mới chưa quan khảo nghiệm về trồng, đến tình trạng lúa bị bệnh cục bộ, năng suất thấp.
Trong những năm qua, huyện Cao Lộc đã tiếp nhận trên 240 tấn giống lúa, ngô lai đưa vào sản xuất. Mỗi năm tổng diện tích gieo trồng ngô trên địa bàn huyện đạt từ 1.400- 1.500 ha, trong đó các giống ngô lai chiếm trên 98% diện tích. Vụ xuân 2010, trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của đợt nắng hạn kéo dài, thời điểm gieo trồng vụ xuân của toàn huyện phải lùi lại, do vậy các giống ngô gieo trồng đều bị kéo dài thời gian mọc, ảnh hưởng phần nào đến thời gian sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Có lẽ với lý do này nên người nông dân xã Bình Trung – địa phương gặp nhiều khó khăn về nước tưới đã tự đưa giống ngô lai CP333 vào trồng. Qua thu hoạch, bà con cũng nhận thấy một số ưu điểm của giống này là chịu hạn tốt, có thể trồng dày, chất lượng hạt khá tốt… Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên hiệu quả của việc đưa giống mới vào canh tác một cách tự phát này chưa khẳng định chắc chắn rằng đây là giống hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây.
Giống Ngô CP 333 đã được trồng trên địa bàn một số huyện như: Văn Quan, Lộc Bình….cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, chính các cán bộ chuyên môn trong ngành khuyến nông cũng khuyến cáo bà con không nên chuyển đổi theo “phong trào” như vậy. Giống tốt nhưng không nắm rõ kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, đặc biệt là không phù hợp với điều kiện tự nhiên thì cũng chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao. Hy vọng bà con sẽ thành công trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Lưu Vũ
Ý kiến ()