Ðưa đạm Cà Mau đến các vùng nông thôn
Nhà máy đạm Cà Mau được khởi công tháng 7-2008, đến nay sau 42 tháng thi công, Nhà máy đã hoàn thành gần 100% khối lượng công việc. Để đạt được thành quả này, Ban Quản lý Dự án khí - điện - đạm Cà Mau, Tổng thầu EPC, các nhà thầu phụ và cán bộ, kỹ sư, công nhân Việt Nam đã vượt lên nhiều khó khăn, thực hiện đúng tiến độ hoàn thành các hạng mục quan trọng của công trình, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng: xưởng sản xuất amoniac, u-rê, phân xưởng tạo hạt, các công trình nhà văn phòng, đường tải thành phẩm, nhà kho...Đạm Cà Mau ra đời góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn giá phân bón và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời tiến tới xuất khẩu. Chỉ một thời gian ngắn nữa khi sản phẩm đạm u-rê hạt đục Cà Mau công suất 800 nghìn tấn/năm sẽ cùng với các sản phẩm u-rê Phú Mỹ 800 nghìn tấn, Ninh Bình 560 nghìn tấn và Hà Bắc 500 nghìn tấn góp phần làm nên lịch sử, đưa nước ta từ...
Đạm Cà Mau ra đời góp phần quan trọng trong việc bảo đảm cân đối cung – cầu, bình ổn giá phân bón và an ninh lương thực quốc gia; đồng thời tiến tới xuất khẩu. Chỉ một thời gian ngắn nữa khi sản phẩm đạm u-rê hạt đục Cà Mau công suất 800 nghìn tấn/năm sẽ cùng với các sản phẩm u-rê Phú Mỹ 800 nghìn tấn, Ninh Bình 560 nghìn tấn và Hà Bắc 500 nghìn tấn góp phần làm nên lịch sử, đưa nước ta từ chỗ nhập khẩu u-rê trở thành nước xuất khẩu các loại u-rê prilled và granullar vào năm 2013-2014. Vấn đề đặt ra là sự liên kết với các nhà sản xuất u-rê đi từ khí và sản xuất u-rê đi từ than với giá cả hài hòa, góp phần bình ổn thị trường. Đẩy mạnh hợp tác, công tác khuyến nông với các địa phương như thế nào để khuyến khích việc đưa phân đạm Cà Mau bảo đảm với chi phí, giá thành hợp lý (mua tận gốc, bán tận ngọn), đáp ứng sự mong đợi của bà con nông dân Cà Mau nói riêng, nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung. Vì vậy mục tiêu của Công ty TNHH một thành viên phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC) là vận hành an toàn, bảo đảm công suất tối ưu, hiệu quả cao nhất. Năm 2012, PVCFC phấn đấu đạt 80% công suất với khoảng 610 tấn. Công ty còn có kế hoạch cung cấp u-rê hạt đục cho các nhà máy làm nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón NPK; xây dựng phát triển hệ thống đại lý phân phối rộng khắp trên thị trường cả nước. Trước mắt phát triển từ 15 đến 20 đại lý cấp I và hàng trăm đại lý cấp II và nhiều cửa hàng với chiến lược giảm bớt cấp trung gian cung ứng trực tiếp để người nông dân được hưởng lợi thực chất của đạm Cà Mau.
Vừa qua, Công ty TNHH-MTV Phân bón Hóa chất Cà Mau đã phối hợp với nhiều trung tâm khuyến nông và nông dân ở ĐBSCL trình diễn mô hình sử dụng phân u-rê hạt đục do trong nước sản xuất thay thế nhập khẩu, góp phần giảm ngoại tệ, hạn chế nhập siêu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()