LSO-Những năm gần đây, bà con các dân tộc trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư mua các loại máy cơ giới vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo động lực xây dựng nông thôn mới. Đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất nông nghiệp - Ảnh: Phan CầuTừ năm 2000 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành hai Quyết định gồm: Quyết định số 19/2000, về chính sách hỗ trợ vay tín dụng mua máy cày tay, máy bơm nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 38/2007 của UBND tỉnh,về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tín dụng mua máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch, giai đoạn 2008-2015. Nhờ có các Quyết định này và từ nhu cầu của cuộc sống, những năm qua, bà con nông dân các địa phương đã mạnh dạn vay vốn, hoặc tự đầu tư kinh phí mua sắm cho mình các loại máy cơ giới phù hợp như: máy cày, bừa loại nhỏ, máy bơm nước, máy xát, nghiền... đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Theo...
LSO-Những năm gần đây, bà con các dân tộc trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư mua các loại máy cơ giới vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.
Đưa cơ giới vào phục vụ sản xuất nông nghiệp – Ảnh: Phan Cầu
Từ năm 2000 đến nay, UBND tỉnh đã ban hành hai Quyết định gồm: Quyết định số 19/2000, về chính sách hỗ trợ vay tín dụng mua máy cày tay, máy bơm nước phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Quyết định số 38/2007 của UBND tỉnh,về chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay tín dụng mua máy chế biến, bảo quản nông, lâm sản sau thu hoạch, giai đoạn 2008-2015. Nhờ có các Quyết định này và từ nhu cầu của cuộc sống, những năm qua, bà con nông dân các địa phương đã mạnh dạn vay vốn, hoặc tự đầu tư kinh phí mua sắm cho mình các loại máy cơ giới phù hợp như: máy cày, bừa loại nhỏ, máy bơm nước, máy xát, nghiền… đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Theo số liệu thống kê của Chi cục trưởng Phát triển nông thôn tỉnh: đến nay các hộ nông dân trong toàn tỉnh đã đầu tư mua các loại máy chủ yếu: máy kéo công suất từ 12 CV trở xuống, máy tuốt lúa có động cơ, máy bơm nước, máy chế biến thức ăn thô… với tổng số hơn 66.240 chiếc, trong đó máy cày tay là 21.266 có công suất từ 8 đến 12 mã lực. Do địa hình đồi núi dốc, ruộng nương bậc thang, diện tích nhỏ, nên hầu hết các hộ nông dân đều mua các loại máy cơ giới phù hợp có công suất nhỏ, tháo lắp dễ và dễ di chuyển, lại vừa túi tiền. Hiện nay, mức độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đạt hơn 66,8%; bơm tưới nước đạt 43%; khai thác, vận chuyên lâm nghiệp đạt từ 75% trở lên; hơn 641 cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm sản… Việc cơ giới hoá trong nông nghiệp cũng đã hình thành các điểm dịch vụ cơ khí làm thuê, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy, góp phần giảm cơ cấu lao động trồng trọt, tăng cơ cấu lao động dịch vụ nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Về vấn đề đưa cơ giới hoá phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nông Ngọc Tăng nhấn mạnh: đây thật sự là cơ hội để người nông dân phát triển nông nghiệp bền vững, theo hướng hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Chỉ tính riêng việc cơ giới hoá nông nghiệp trong khâu làm đất và thu hoạch đã giúp người dân tiết kiệm được sức lao động, giảm chi phí sản xuất do thời gian làm đất nhanh, thu hoạch gọn, đáp ứng yêu cầu thời vụ và thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây cũng là xu hướng mới, vì những năm gần đây, khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh ở gia súc, đặc biệt rét đậm, rét hại kéo dài đã làm giảm đàn trâu bò ở các địa phương, bên cạnh đó cơ cấu lao động trong nông thôn có sự chuyển dịch mạnh mẽ nên việc đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là rất đúng hướng…
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy, hiện trên địa bàn tỉnh chưa có tổ chức, doanh nghiệp chế tạo máy sản xuất nông, lâm, thuỷ sản… Hầu hết các loại máy đều nhập từ nước ngoài, nên khi máy bị hỏng rất khó tìm các phụ tùng thay thế. Mặt khác, các dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng máy nông nghiệp mới chỉ có ở các trung tâm cụm xã, thị trấn và việc vận hành các loại máy của người dân còn rất hạn chế. Vì vậy, các ngành chức năng của tỉnh trong thời gian tới cần mở các lớp đào tạo nghề cơ khí để người nông dân vận dụng bảo quản, điều hành máy được an toàn, bền vững hơn.
Hùng Tráng
Ý kiến ()