Dự thảo Luật Tố cáo: Không mở rộng quyền tố cáo cho cơ quan, tổ chức
Tiếp tục phiên họp thứ 3, sáng ngày 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề liên quan đến dự án Luật Tố cáo và dự án Luật Khiếu nại.Chỉ công dân có quyền tố cáoTheo Ủy ban Pháp luật, vẫn còn 2 vấn đề chưa đạt sự thống nhất cao trong Dự thảo Luật Tố cáo, đó là về chủ thể tố cáo và các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại.Về chủ thể tố cáo, trong dự thảo Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội có nêu 2 phương án: Phương án 1: bổ sung cơ quan, tổ chức vào phạm vi người có quyền tố cáo; Phương án 2: giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình là chỉ có công dân có quyền tố cáo tương tự như quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành. Tuy nhiên, qua nghiên cứu ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan hữu quan, Thường trực Ủy ban...
Tiếp tục phiên họp thứ 3, sáng ngày 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về mộtsố vấn đề liên quan đến dự án Luật Tố cáo và dự án Luật Khiếu nại.
Chỉ công dân có quyền tố cáo
Theo Ủy ban Pháp luật, vẫn còn 2 vấn đề chưa đạt sự thống nhất cao trong Dự thảo Luật Tố cáo, đó là về chủ thể tố cáo và các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại
.
Về chủ thể tố cáo, trong dự thảo Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội có nêu 2 phương án: Phương án 1: bổ sung cơ quan, tổ chức vào phạm vi người có quyền tố cáo; Phương án 2: giữ như dự thảo Luật do Chính phủ trình là chỉ có công dân có quyền tố cáo tương tự như quy định của Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan hữu quan, Thường trực Ủy ban pháp luật cho rằng nếu cho phép cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp liên quan đến cơ chế, cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo. Mặt khác, các cơ quan, tổ chức được tổ chức và hoạt động theo những cơ chế, nguyên tắc khác nhau với quy mô khác nhau; có cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ thủ trưởng, có cơ quan, tổ chức hoạt động theo chế độ tập thể. Bên cạnh đó, tuy Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành không quy định quyền tố cáo của cơ quan, tổ chức, song vẫn có cơ chế khác để các cơ quan, tổ chức thực hiện việc cung cấp thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ như thông qua việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tin báo về tội phạm…); trong nhiều trường hợp đây còn là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về tội phạm, vi phạm pháp luật.
Do đó, theo Thường trực Ủy ban pháp luật nên thể hiện các quy định của dự thảo Luật theo hướng chỉ công dân có quyền tố cáo như đề nghị của Chính phủ mà không mở rộng quyền tố cáo cho cơ quan, tổ chức (tức là chấp nhận Phương án 2 của dự thảo Luật).
Về các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, Thường trực Ủy ban pháp luật đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho bổ sung thêm các hình thức gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, bằng tài liệu nghe được, nhìn được đến các địa chỉ, số điện thoại tiếp nhận tố cáo đã được niêm yết của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo như đã thể hiện trong dự thảo Luật.
Cần có quy định về khiếu nại đông người
Tại phiên họp thứ nhất (tháng 8/2011), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật khiếu nại. Sau phiên họp, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật khiếu nại và gửi xin ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội về dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và dự thảo Luật Khiếu nại. Tính đến ngày 6/10/2011, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã nhận được ý kiến về dự thảo Luật của 40/63 Đoàn đại biểu Quốc hội và 6 ý kiến của các vị đại biểu quốc hội. Về cơ bản, các ý kiến tán thành với nhiều nội dung của dự thảo Luật và báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, vẫn còn mộtsố vấn đề qua thảo luận tại các Đoàn đại biểu Quốc hội còn có ý kiến khác nhau.
Về khiếu nại đông người, nhiều ý kiến tán thành với dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật quy định về khiếu nại nhiều người. Có ý kiến đề nghị quy định mộtchương riêng về khiếu nại nhiều người. Ý kiến khác cho rằng không nên quy định vấn đề khiếu nại nhiều người, vì cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm và lo ngại mộtsố phần tử lợi dụng vấn đề khiếu nại đông người để lôi kéo, xúi giục người đi khiếu nại gây mất trật tự xã hội.
Về vấn đề này, Thường trực Ủy ban pháp luật cho rằng, đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đã và đang xảy ra trên thực tế cần phải có quy định để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý. Do đó, Thường trực Ủy ban pháp luật đề nghị cho bổ sung vào dự thảo mộtsố điều quy định về thụ lý trường hợp khiếu nại nhiều người, trong đó có các hình thức khiếu nại như nhiều người khiếu nại cùng gửi chung đơn hoặc nhiều người trực tiếp đến để khiếu nại, quy định về ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nhiều người và quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người.
Đối với Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước, có ý kiến đề nghị không quy định vấn đề này trong Luật. Thường trực Ủy ban pháp luật tán thành với ý kiến này và cho rằng, Trụ sở tiếp công dân của Đảng và Nhà nước chỉ là mộttrong những mô hình cụ thể tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị với cơ quan Trung ương cũng như cấp ủy, chính quyền của địa phương, do đó không nên quy định trong Luật này.
Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính./.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()