Dư luận quốc tế lên án phương Tây "lạm dụng" Nghị quyết 1973
* Nhà lãnh đạo Ca-đa-phi tuyên bố Li-bi sẵn sàng kháng chiến Nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi ngày 22-3 đã có bài phát biểu ngắn với những người ủng hộ tại dinh thự Tổng thống ở Thủ đô Tơ-ri-pô-li, tòa nhà đã bị tên lửa Mỹ tàn phá, và được Đài truyền hình Nhà nước truyền trực tiếp. Ông tuyên bố: "Dù ngắn hay dài, Li-bi sẵn sàng kháng chiến. Chúng ta sẽ chiến thắng".Sau những đợt ném bom và bắn tên lửa liên tục trong bốn ngày qua, liên quân phương Tây cho biết, đã phá hủy 50% lực lượng phòng không và không quân của Li-bi và tuyên bố 'bước đầu hoàn thành' kế hoạch lập 'vùng cấm bay'.Tuy nhiên, liên quân phương Tây tỏ ra lúng túng cho giai đoạn tiếp theo, sau khi NATO chưa nhận lời đảm nhận vai trò chỉ huy hoạt động của liên quân. Nhà cầm quyền Mỹ tuyên bố sẽ 'rút dần' vai trò của mình trong sứ mệnh này và bày tỏ muốn trao quyền chỉ huy sứ mệnh thiết lập vùng cấm bay ở Li-bi cho NATO càng sớm càng tốt. Sau vài ngày thảo luận gay gắt, các đại...
Nhà lãnh đạo M.Ca-đa-phi ngày 22-3 đã có bài phát biểu ngắn với những người ủng hộ tại dinh thự Tổng thống ở Thủ đô Tơ-ri-pô-li, tòa nhà đã bị tên lửa Mỹ tàn phá, và được Đài truyền hình Nhà nước truyền trực tiếp. Ông tuyên bố: “Dù ngắn hay dài, Li-bi sẵn sàng kháng chiến. Chúng ta sẽ chiến thắng”.
Sau những đợt ném bom và bắn tên lửa liên tục trong bốn ngày qua, liên quân phương Tây cho biết, đã phá hủy 50% lực lượng phòng không và không quân của Li-bi và tuyên bố 'bước đầu hoàn thành' kế hoạch lập 'vùng cấm bay'.
Tuy nhiên, liên quân phương Tây tỏ ra lúng túng cho giai đoạn tiếp theo, sau khi NATO chưa nhận lời đảm nhận vai trò chỉ huy hoạt động của liên quân. Nhà cầm quyền Mỹ tuyên bố sẽ 'rút dần' vai trò của mình trong sứ mệnh này và bày tỏ muốn trao quyền chỉ huy sứ mệnh thiết lập vùng cấm bay ở Li-bi cho NATO càng sớm càng tốt. Sau vài ngày thảo luận gay gắt, các đại sứ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí tán thành các kế hoạch tác chiến về thiết lập vùng cấm bay tại Li-bi, nhưng vẫn bất đồng về cơ cấu chỉ huy của NATO trong chiến dịch can thiệp quân sự vào quốc gia Bắc Phi này.
Một số nhà phân tích cho rằng, liên quân rơi vào tình trạng như 'rắn không đầu'. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp A-lanh Giuýp-pê, nước 'đi đầu' trong chiến dịch 'bình minh Ô-đi-xê' cho biết, chiến dịch quân sự tại Li-bi có thể chấm dứt 'bất cứ khi nào' nhà lãnh đạo Li-bi Ca-đa-phi tuân thủ nghị quyết của LHQ và chấp nhận ngừng bắn. Nhưng, tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Li-bi, Xa-mu-en Lốc-li-a III lại nói rằng, Mỹ và liên quân dự định đẩy mạnh các cuộc tiến công nhằm vào các lực lượng trên bộ của ông Ca-đa-phi trong những ngày giờ tới.
Trong khi đó, dư luận quốc tế lên án các nước phương Tây đã 'lạm dụng' Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ về Li-bi. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp đang ở thăm An-giê-ri cảnh báo, chiến dịch quân sự do phương Tây cầm đầu ở Li-bi có thể kích động chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời kêu gọi các lực lượng này tôn trọng luật pháp quốc tế.
Roi-tơ đưa tin từ Pa-ri cho biết, ngày 22-3, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Clốt Guy-ê-răng đã triệu tập cuộc họp cấp cao lực lượng cảnh sát quốc gia để thảo luận các biện pháp bảo đảm an ninh do hoạt động quân sự của Pháp tại Li-bi. Thủ tướng Pháp Phrăng-xoa Phi-ông đã lệnh cho lực lượng tình báo Pháp tăng cường bảo vệ các cơ quan đại diện quyền lợi của Pháp ở nước ngoài.
Theo Nhandan
Ý kiến ()