Dự kiến nội dung kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN) * Giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBNDHôm qua 13-12, Ủy ban Thường vụ QH bắt đầu phiên họp thứ tư với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII; cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của sáu dự án luật, bộ luật đã được QH thảo luận tại kỳ họp thứ hai vừa qua gồm: Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Giá; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và hai dự án pháp lệnh, đó là Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật, Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN) |
* Giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND
Hôm qua 13-12, Ủy ban Thường vụ QH bắt đầu phiên họp thứ tư với sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng.
Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII; cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng, còn ý kiến khác nhau của sáu dự án luật, bộ luật đã được QH thảo luận tại kỳ họp thứ hai vừa qua gồm: Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; Luật Phòng, chống rửa tiền; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Giá; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và hai dự án pháp lệnh, đó là Pháp lệnh pháp điển hệ thống pháp luật, Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ QH còn giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND); giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Ngay sau khi khai mạc, Ủy ban Thường vụ QH đã thảo luận, đánh giá kết quả kỳ họp thứ hai và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII. Các ý kiến phát biểu đều cho rằng, QH đã có những cải tiến trong việc chuẩn bị kỳ họp, điều hành các phiên họp, bảo đảm phát huy trí tuệ tập thể, tinh thần trách nhiệm của cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và từng đại biểu QH. QH đã thông qua năm dự án luật, một Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và cho ý kiến về 13 dự án luật khác. Các dự án luật trình QH thông qua đã được chuẩn bị khá chu đáo, cung cấp đầy đủ các văn bản kèm theo. Hoạt động giám sát tiếp tục được cải tiến, chất lượng nâng lên, phản ánh đúng và phù hợp với những vấn đề mà dư luận, cử tri quan tâm. Các báo cáo giám sát được chuẩn bị chu đáo, xác định rõ trách nhiệm, phân tích những hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ, đặc biệt là những vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật; đồng thời cung cấp những thông tin thiết thực cho đại biểu QH. Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này tiếp tục được cải tiến, đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, thu hút sự quan tâm, chú ý của cử tri, dư luận xã hội và nhân dân cả nước. Các phiên chất vấn thật sự dân chủ, thẳng thắn, nhưng không gay gắt, căng thẳng, thể hiện tinh thần xây dựng, trách nhiệm, vì lợi ích chung; tính tranh luận, đối thoại cao hơn; nhiều vấn đề đưa ra được làm rõ, đi đến cùng, chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân cũng như trách nhiệm để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ đặt ra. Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn đã xác định rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện; là căn cứ để đại biểu tiếp tục giám sát, nhất là những vấn đề đã hứa trước QH và cử tri.
Với tinh thần thẳng thắn, tâm huyết, kịp thời nắm bắt tình hình thực tế, nghiên cứu kỹ các báo cáo, QH đã phân tích sâu sắc, đánh giá khách quan, toàn diện những thuận lợi, khó khăn, những thành tựu, yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, QH đã thông qua các Nghị quyết về: Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm (2011 – 2015) và năm 2012; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm (2011 – 2015) cấp quốc gia; kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ và chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 – 2015 và một số vấn đề quan trọng khác với sự tán thành cao.
Chương trình kỳ họp được sắp xếp khoa học, hợp lý, sát với diễn biến thực tế và ổn định về nội dung. Tuy nhiên, việc chuẩn bị các nội dung kỳ họp có nhiều cố gắng, nhưng đa số tài liệu chưa bảo đảm đúng thời hạn quy định của pháp luật. Việc thảo luận tại tổ và hội trường tuy có cải tiến, nhưng chưa đạt được như mong muốn, yêu cầu đặt ra; chưa có sự kết nối giữa phiên thảo luận ở tổ và hội trường nên chưa hạn chế, khắc phục được tình trạng phát biểu trùng lắp. Việc cung cấp một số tài liệu và thông tin tham khảo còn chậm, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ việc nghiên cứu của đại biểu QH.
Về việc chuẩn bị cho kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII, Ủy ban Thường vụ QH dự kiến xem xét, thông qua 14 dự án luật và một nghị quyết; cho ý kiến về bảy dự án luật khác; xem xét các báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012. QH cũng tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Phát biểu ý kiến kết thúc nội dung thảo luận nói trên, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, điều quan trọng nhất vẫn là công tác chuẩn bị cho kỳ họp, trong đó phải bảo đảm thời gian luật định, chất lượng các dự án và báo cáo trình QH xem xét, thông qua. Chính phủ phải bố trí thời gian để cho ý kiến vào các dự án, báo cáo trước khi trình sang QH. Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH cần hoạt động tích cực hơn trong việc chuẩn bị nội dung cho kỳ họp.
Tiến hành giám sát chuyên đề việc thực hiện quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND, Ủy ban Thường vụ QH nhận thấy, từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của HĐND và UBND có hiệu lực thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động xây dựng văn bản QPPL của địa phương. Công tác xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND đã từng bước đi vào nền nếp, tạo sự chuyển biến về chất trong hoạt động xây dựng văn bản QPPL ở địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở địa phương. Các cấp, các ngành đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của chính quyền địa phương, từ đó đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến hoạt động này. Đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng văn bản QPPL ngày càng được củng cố và tăng cường. Tổ chức pháp chế được thành lập ở hầu hết các cơ quan chuyên môn thuộc UBND.
Theo báo cáo của Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong năm năm (từ năm 2005 đến 2010) tổng số văn bản được ban hành ở tất cả các cấp là 135.934 văn bản, cụ thể: Ở cấp tỉnh: HĐND đã ban hành 6.921 nghị quyết chứa QPPL; UBND ban hành 21.543 quyết định và chỉ thị chứa QPPL. Ở cấp huyện: HĐND, UBND đã ban hành 63.543 nghị quyết, quyết định và chỉ thị chứa QPPL. Ở cấp xã: HĐND, UBND đã ban hành 43.927 nghị quyết, quyết định và chỉ thị chứa QPPL.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản QPPL quy định chức năng, quyền hạn và phân cấp quản lý của chính quyền địa phương chưa cụ thể, khó xác định một cách rõ ràng thẩm quyền của mỗi cấp trong từng lĩnh vực, nhiều nội dung quản lý các cấp chính quyền có thẩm quyền tương tự nhau. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau về thẩm quyền ban hành văn bản QPPL về cùng một lĩnh vực quản lý; các quy định của pháp luật về ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND còn chưa hoàn thiện; trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL chưa được quy định đầy đủ; các địa phương chưa chủ động trong việc xác định các loại văn bản phải ban hành theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định trong các văn bản QPPL, từ đó dẫn đến thiếu chủ động trong việc xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình ban hành văn bản QPPL của địa phương mình; đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật còn nhiều hạn chế, lực lượng pháp chế tại các sở, ngành còn mỏng, năng lực và trình độ chưa tương xứng và ổn định nên không thể tham mưu đầy đủ, kịp thời cho HĐND, UBND trong việc ban hành văn bản QPPL.
Phiên họp này dự kiến làm việc đến hết ngày 16-12.
Theo Nhandan
Ý kiến ()