"Dù có điều chỉnh tăng giá điện, người nghèo vẫn được hỗ trợ"
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại họp buổi báo thường kỳ tháng 8/2013 do Văn phòng Chính phủ tổ chức tại Hà Nội chiều 28/8.
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại họp buổi báo thường kỳ tháng 8/2013 do Văn phòng Chính phủ tổ chức tại Hà Nội chiều 28/8.
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Nhìn chung, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên, tốc độ tăng còn chậm. Cụ thể, tình hình tháng 8 và 8 tháng qua, có tín hiệu đáng mừng như tỷ giá ổn định, giải ngân vốn FDI, ODA nhích lên, xuất nhập khẩu tốt, cân thanh toán vĩ mô tốt, các lĩnh vực như đối ngoại, quốc phòng, an ninh… được bảo đảm .
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chuyển biến chậm. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc; lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao. Đáng chú ý, riêng tháng 8, CPI đã tăng 0,83%, là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm, cả 8 tháng tăng 3,52%. Về nguyên nhân, Bộ trưởng cho biết do điều chỉnh thêm một bước giá dịch vụ y tế tại Hà Nội. Đây là việc tăng có phần chủ động. Qua đó, chúng ta thấy rõ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có kiềm chế lạm phát cần đặc biệt ưu tiên, không được chủ quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tại buổi |
Bộ trưởng nhấn mạnh, những tháng còn lại và định hướng năm tới, chúng ta tiếp tục kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời cố gắng tăng trưởng GDP đạt chỉ tiêu Quốc hội đưa ra, khoảng 5,4%. Điều quan trọng nhất là quyết tâm đẩy nhanh tái cơ cấu nền kinh tế, không chạy theo tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Bên cạnh đó, tiếp tục điều hành giá cả theo cơ chế thị trường theo định hướng của Nhà nước…
Trước băn khoăn của báo chí về việc liệu giá điện có tiếp tục tăng, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, theo lộ trình được quy định chặt chẽ, trong đó có một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ trường hợp nào được tăng. Bộ trưởng cho hay, có rất nhiều điều kiện, nhưng trong đó có 2 điều kiện, một là không tăng liên tục 2 lần trong thời hạn 3 tháng, tức là lần này cách lần kia ít nhất 3 tháng. Thứ 2, mức tăng 5% trở xuống thì thẩm quyền quyết định là Bộ Công Thương. Vì thế, từ năm 2012 đến nay, vào tháng 7/2012, 12/2012 và tháng 8 vừa qua, mức tăng đều đúng 5%, thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Nhưng đúng là chúng ta cần phải tuyên truyền giải thích cụ thể.
Bộ trưởng cung cấp thêm, tại phiên họp hôm nay, Thủ tướng Chính phủ cũng đề cập và quán triệt, phải theo lộ trình và điều chỉnh dần. Nhưng đặc biệt, phải có chính sách kèm theo rất cụ thể cho người nghèo và cho các đối tượng chính sách, phải tuyên truyền giải thích cho nhân dân. Hiện nay, là khoảng 2% hộ nghèo tiêu thụ dưới 50 số điện, 14% hộ tạm gọi là gần nghèo (không hẳn cận nghèo theo định nghĩa của Bộ LĐTBXH) tiêu thụ dưới 100 số điện. Ngoài ra, cũng có một phần, tổng cộng khoảng 6,7% là các đối tượng mà chúng ta hay gọi là nhà thầu điện ở địa phương (những thành phần kinh tế tư nhân đầu tư hạ tầng, sau đó mua điện và bán điện cho dân, trong khi ngân sách nhà nước chưa có vốn đầu tư); các trạm thủy nông. Những đối tượng này trong lần điều chỉnh vừa rồi vẫn được bán dưới giá thành, hay nói cách khác là vẫn được bao cấp.
Các hộ nghèo sẽ tiếp tục được hỗ trợ về giá điện. |
Bộ trưởng khẳng định đối với hộ nghèo, nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ. Từ trước tới nay tất các hộ dân nghèo tiêu thụ dưới 50 số điện, Chính phủ bao cấp hoàn toàn, bao cấp ở đây là cho tiền mặt, ai không dùng hết thì giữ lại số tiền mặt. “Dù có điều chỉnh thế nào, người nghèo vẫn được hỗ trợ” – Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cho biết thêm: Hôm nay trong cuộc họp Chính phủ, Thủ tướng cũng đề cập một vấn đề rất quan trọng, với giá điện, một mặt tiếp tục chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, chứ không cào bằng, một mặt tiếp tục nghiên cứu chính sách để làm sao khuyến khích người dân sử dụng được trang thiết bị điện mà cụ thể ở đây là bóng đèn tiết kiệm điện. Chính phủ vẫn bao cấp một số lượng điện nhất định cho người nghèo nhưng bằng tiền mặt, đồng thời có chương trình hỗ trợ người dân chuyển sang dùng bóng tiết kiệm điện. Thậm chí số tiền hỗ trợ này nếu người dân tiết kiệm điện thì có thể giữ lại. Tới đây, giá điện cũng như xăng dầu, Chính phủ chỉ đạo phải công khai, minh bạch cho người dân được biết.
Bình luận về việc lương cao “ngất trời” của một số lãnh đạo doanh nghiệp (DN) công ích ở TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Vũ Đức Đam khẳng định, lương trong DN công ích, đặc biệt là lương của viên chức nhà nước quản lý trong DNNN được quy định rất chặt chẽ, cẩn thận. Năm 2007 chúng ta có Nghị định 86 quy định về vấn đề này. Năm 2012 chúng ta có Bộ luật Lao động, khi Bộ luật có hiệu lực và sau khi có Nghị quyết Trung ương 6 thì Chính phủ ra Nghị định 50 và Nghị định 51 vào giữa năm 2013 quy định chặt chẽ cách hạch toán lương, mức lương của viên chức quản lý trong DNNN, phân định rõ trong tập đoàn kinh tế là bao nhiêu, tối đa là bao nhiêu, trong tổng công ty là bao nhiêu với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng… trong đó mức cao nhất là Chủ tịch Hội đồng thành viên của tập đoàn kinh tế là 36 triệu đồng/tháng và có quy định cuối năm thành tích tốt, lợi nhuận cao thì thưởng thêm nhưng không quá 0,5 lần mức lương. Nếu mức lương của các DN công ích như báo chí phản ánh là đúng thì phải xử lý, đó là thẩm quyền của UBND địa phương, bộ ngành được giao quản lý DN.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()